Đề thi học sinh giỏi Hóa 10 năm 2024 (có đáp án)

Tuyển tập Đề thi học sinh giỏi môn Hóa 10 có đán án, chọn lọc năm 2024 mới nhất giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi HSG Hóa 10.

Đề thi học sinh giỏi Hóa 10 năm 2024 (có đáp án)

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Đề thi học sinh giỏi Hóa 10 bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi khảo sát Học sinh giỏi

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Hóa học 10

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

Cho biết nguyên tử khối: H=1; C=12; N=14; O=16; Cl=35,5; Na=23; K=39; Mg=24; Ba=137; P=31; S=32; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Br=80, Mn=55 ; F=19; I=127; Al=27

Thể tích khí ở đkc (25oC, 1 bar) được tính theo công thức: V = n ´ 24,79

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 40. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1: Các đám mây gây hiện tượng sấm sét tạo nên bởi những hạt nước nhỏ li ti mang điện tích. Một phép đo thực nghiệm cho thấy, một giọt nước có đường kính 50 μm, mang một lượng điện tích âm là −3,33.10–17C. Hãy cho biết điện tích âm của giọt nước trên tương đương với điện tích của bao nhiêu electron?

A. 208.

B. 2,08.

C. 1.

D. 108.

Câu 2: Nếu phóng đại một nguyên tử gold (Au) lên 1 tỉ (109) lần thì kích thước của nó tương đương một quả bóng rổ (có đường kính 30cm) và kích thước của hạt nhân tương đương một hạt cát (có đường kính 0,003cm). Cho biết kích thước nguyên tử Au lớn hơn so với hạt nhân bao nhiêu lần?

A. 10000.

B. 1000.

C. 100.

D. 10.

Câu 3: Thành phần nào không bị lệch hướng trong trường điện?

A. Tia α.

B. Proton.

C. Nguyên tử hydrogen.

D. Tia âm cực.

Câu 4: Hạt nhân nguyên tử nguyên tố X có 24 hạt, trong đó số hạt mang điện là 12. Số electron trong X là

A. 12.

B. 24.

C. 13.

D. 6.

Câu 5: Oxygen (O) có khối lượng nguyên tử là 15,999 amu. Khối lượng 1 nguyên tử oxygen tính theo đơn vị gam là

A. 26,566.10−24 gam.

B. 26,665.10−24 gam.

C. 26,656.10−24 gam.

D. 26,556.10−24 gam.

Câu 6: Một nguyên tử X có tổng điện tích âm ở lớp vỏ là −30,438.10−19C. Số electron có trong lớp vỏ nguyên tử X là

A. 19.

B. 7.

C. 8.

D. 10.

Câu 7: Beryllium (Be) có khối lượng nguyên tử là 9,012 amu. Khối lượng 1 nguyên tử beryllium tính theo đơn vị gam là

A. 14,960.10−24 gam.

B. 14,694.10−24 gam.

C. 14,649.10−24 gam.

D. 14,464.10−24 gam.

Câu 8: Cho các phát biểu sau:

(1) Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt proton và neutron.

(2) Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ nguyên tử.

(3) Trong nguyên tử, số electron bằng số proton.

(4) Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là proton và electron.

(5) Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.

Số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 9: Dãy nào sau đây được xếp theo thứ tự tăng dần tính acid?

A. NaOH; Al(OH)3; Mg(OH)2; H2SiO3.

B. H2SiO3; Al(OH)3; H3PO4; H2SO4.

C. Al(OH)3; H2SiO3; H3PO4; H2SO4.

D. H2SiO3; Al(OH)3; Mg(OH)2; H2SO4.

Câu 10: Dãy nào sau đây được xếp theo thứ tự tăng dần tính base?

A. K2O; Al2O3; MgO; CaO.

B. Al2O3; MgO; CaO; K2O.

C. MgO; CaO; Al2O3; K2O.

D. CaO; Al2O3; K2O; MgO.

Câu 11: Dãy oxide nào sau đây sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính acid?

A. Cl2O7 < Al2O3 < SO3 < P2O5.

B. Al2O3 < P2O5 < SO3 < Cl2O7.

C. P2O5 < SO3 < Al2O3 < Cl2O7.

D. Al2O3 < SO3 < P2O5 < Cl2O7.

Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p3. Công thức hợp chất oxide ứng với hóa trị cao nhất của R và hydride (hợp chất của R với hydrogen) tương ứng là

A. RO2 và RH4.

B. R2O5 và RH3.

C. RO3 và RH2.

D. R2O3 và RH3.

Câu 13: Nguyên tố X có công thức oxide cao nhất là XO2, trong đó tỉ lệ khối lượng của X và O là 3 : 8. Công thức XO2

A. CO2.

B. NO2.

C. SO2.

D. SiO2.

Câu 14: Nguyên tố X ở ô thứ 17 của bảng tuần hoàn. Có các phát biểu sau:

(1) X có độ âm điện lớn và là một phi kim mạnh.

(2) X có thể tạo thành ion bền có dạng X+.

(3) Oxide cao nhất của X có công thức X2O5 và là acidic oxide.

(4) Hydroxide của X có công thức HXO4 và là acid mạnh.

Số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 15: Anion X và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:

A. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.

B. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.

C. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.

D. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA.

Câu 16: Một ion M3+ có tổng số hạt proton, neutron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M là

A. [Ar]3d54s1.

B. [Ar]3d64s2.

C. [Ar]3d64s1.

D. [Ar]3d34s2

Câu 17: Trong hợp chất ion XY (X là kim loại, Y là phi kim), số electron của cation bằng số electron của anion và tổng số electron trong XY là 20. Biết trong mọi hợp chất, Y chỉ có một mức oxi hóa duy nhất. Công thức XY là

A. AlN.

B. MgO.

C. LiF.

D. NaF.

Câu 18: Nếu nguyên tử X có 3 electron hoá trị và nguyên tử Y có 6 electron hoá trị, thì công thức của hợp chất ion đơn giản nhất tạo bởi X và Y là

A. XY2.

B. X2Y3.

C. X2Y2.

D. X3Y2.

Câu 19: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra

A. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.

B. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.

C. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.

D. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.

Câu 20: Nguyên tử S đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá trong phản ứng nào sau đây?

A. S + 2Na t0 Na2S. 

B. S + 6HNO3 t0 H2SO4 + 6NO2 + 2H2O.

C. S + 3F2 t0 SF6.

D. 4S + 6NaOH(đặc) t0 2Na2S + Na2S2O3 + 3H2O.

Câu 21: Thực hiện các phản ứng sau:

(a) Ca(OH)2 + Cl2 CaOCl2 + H2O

(b) 3Cl2 + 6KOH t0 5KCl + KClO3 + 3H2O

(c) Cl2 + 2FeCl2 FeCl3

(d) KClO3 t0 2KCl + 3O2

Số phản ứng chlorine đóng vai trò chất oxi hóa là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 22: Cho các phản ứng sau:

(a) 4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2O.

(b) 2HCl + Fe FeCl2 + H2.

(c) 14HCl + K2Cr2O7 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O.

(d) 6HCl + 2Al 2AlCl3 + 3H2.

(e) 16HCl + 2KMnO4 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.

Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là

A. 2.

B. 1.

C. 4.

D. 3.

Phản ứng HCl thể hiện tính oxi hóa: (b) và (d).

Câu 23: Trong thiên nhiên manganese (Mn) là nguyên tố tương đối phổ biến, đứng thứ ba trong các kim loại chuyển tiếp, chỉ sau Fe và Ti. Các khoáng vật chính của manganese là hausmanite (Mn3O4), pyrolusite (MnO2), braunite (Mn2O3) và manganite (MnOOH). Manganese tồn tại ở rất nhiều trạng thái số oxi hóa khác nhau từ +2 tới +7. Cho các chất sau: Mn, MnO2, MnCl2, KMnO4. Số oxi hóa của nguyên tố Mn trong các chất lần lượt là

A. +2, –2, –4, +8.

B. 0, +4, +2, +7.

C. 0, +4, –2, +7.

D. 0, +2, –4, –7.

Câu 24: Trong thiên nhiên manganese (Mn) là nguyên tố tương đối phổ biến, đứng thứ ba trong các kim loại chuyển tiếp, chỉ sau Fe và Ti. Các khoáng vật chính của manganese là hausmanite (Mn3O4), pyrolusite (MnO2), braunite (Mn2O3) và manganite (MnOOH). Manganese tồn tại ở rất nhiều trạng thái số oxi hóa khác nhau từ +2 tới +7. Phản ứng nào sau đây không có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố Mn?

A. MnO2 + 4HCl t0 MnCl2 + Cl2 + 2H2O.

B. Mn + O2 MnO2.

C. 2HCl + MnO MnCl2 + H2O.

D. 6KI + 2KMnO4 + 4H2O 3I2 + 2MnO2 + 8KOH.

Câu 25: Cho các phát biểu sau:

(a) Trong phòng thí nghiệm, có thể nhận biết một phản ứng thu nhiệt hoặc tỏa nhiệt bằng cách đo nhiệt độ của phản ứng bằng một nhiệt kế.

(b) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ tăng lên nếu phản ứng thu nhiệt.

(c) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ tăng lên nếu phản ứng tỏa nhiệt.

(d) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ giảm đi nếu phản ứng tỏa nhiệt.

(e) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ giảm đi nếu phản ứng thu nhiệt.

Số phát biểu đúng là

A. 5.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 26: Cho hai phản ứng cùng xảy ra ở điều kiện chuẩn:

(1) N2(g) + O2(g) 2NO(g);                     ΔrH298(1)o

(2) NO(g) + 12O2(g) NO2(g);                    ΔrH298(2)o

Cho các phát biểu sau:

(a) Enthalpy tạo thành chuẩn của NO là 12.ΔrH298(1)o kJ/mol.

(b) Enthalpy tạo thành chuẩn của NO2ΔrH298(2)o kJ/mol.

(c) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa 1 mol N2 với 1 mol O2 tạo thành 2 mol NO là 12.ΔrH298(1)o kJ.

(d) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa 1 mol khí NO với 0,5 mol khí O2 tạo thành 1 mol khí NO2ΔrH298(2)o kJ.

(e) Enthalpy tạo thành chuẩn của NO2(g) là: 12ΔrH298(1)o + ΔrH298(2)o (kJ/mol).

Số phát biểu không đúng là

A. 5.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 27: Cho biết phản ứng tạo thành 2 mol HCl(g) ở điều kiện chuẩn sau đây tỏa ra 184,6 kJ:

H2(g) + Cl2(g) 2HCl(g)                     (*)

Cho các phát biểu sau:

(a) Nhiệt tạo thành của HCl là –184,6 kJ/mol.

(b) Biến thiên enthalpy phản ứng (*) là –184,6 kJ.

(c) Nhiệt tạo thành của HCl là –92,3 kJ/mol.

(d) Biến thiên enthalpy của phản ứng (*) là –92,3 kJ.

Số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 28: Phản ứng của 1 mol ethanol lỏng với oxygen xảy ra theo phương trình:

C2H5OH(l) + O2(g) CO2(g) + H2O(l)

Cho các phát biểu sau:

(a) Đây là phản ứng tỏa nhiệt vì nó tạo ra khí CO2 và nước lỏng.

(b) Đây là phản ứng oxi hóa – khử với tổng hệ số cân bằng trong phương trình hóa học là 9.

(c) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng sẽ thay đổi nếu nước được tạo ra ở thể khí.

(d) Sản phẩm của phản ứng chiếm một thể tích lớn hơn so với chất phản ứng.

Số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 29: Sulfur dioxide là một chất có nhiều ứng dụng trong công nghiệp (dùng để sản xuất sulfuric acid, tẩy trắng bột giấy trong công nghiệp giấy, tẩy trắng dung dịch đường trong sản xuất đường tinh luyện,…) và giúp ngăn cản sự phát triển của một số loại vi khuẩn và nấm gây hư hại cho thực phẩm. Ở áp suất 1 bar và nhiệt độ 25℃, phản ứng giữa 1 mol sulfur với oxygen xảy ra theo phương trình “S(s) + O2(g) SO2(g)” và tỏa một lượng nhiệt là 296,9 kJ.

Cho các phát biểu sau:

(a) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là 296,9 kJ.

(b) Enthalpy tạo thành chuẩn của sulfur dioxide bằng –296,9 kJ/mol.

(c) Sulfur dioxide vừa có thể là chất khử vừa có thể là chất oxi hóa, tùy thuộc vào phản ứng mà nó tham gia.

(d) 0,5 mol sulfur tác dụng hết với oxygen giải phóng 148,45 kJ năng lượng dưới dạng nhiệt.

(e) 32 gam sulfur cháy hoàn toàn tỏa ra một lượng nhiệt là 2,969.105 J.

Số phát biểu đúng là

A. 5.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 30: Cho các phát biểu sau:

(a) Để phản ứng hóa học xảy ra, các hạt (phân tử, nguyên tử, ion) của chất phản ứng phải va chạm với nhau.

(b) Khi áp suất khí CO tăng, tốc độ phản ứng 4CO + Fe3O4 4CO2 + 3Fe tăng lên.

(c) Khi tăng nhiệt độ lên 10 ℃, tốc độ của các phản ứng hóa học đều gấp đôi.

(d) Nếu năng lượng va chạm giữa hai phân tử chất phản ứng nhỏ hơn năng lượng hoạt hóa thì sẽ gây ra phản ứng hóa học.

(e) Phản ứng có năng lượng hoạt hóa càng thấp thì xảy ra càng nhanh.

Số phát biểu đúng là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 31: Hoà tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp Mg và Al bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7,0 gam so với ban đầu. Số mol acid đã tham gia phản ứng là

A. 0,8 mol.

B. 0,08 mol.

C. 0,04 mol.

D. 0,4 mol.

Câu 32: Hòa tan hoàn toàn 3,9 gam hỗn hợp Al và Mg trong dung dịch HCl dư, thu được 4,958 lít khí H2 (đkc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 11,6.

B. 17,7.

C. 18,1.

D. 18,5.

Câu 33: Cho 0,64 g hỗn hợp gồm kim loại M và oxide của nó MO, có số mol bằng nhau, tác dụng hết với H2SO4 loãng. Thể tích khí H2 (đkc) thu được là 0,2479 lít. Cho biết M thuộc nhóm IIA. Xác định M là nguyên tố nào sau đây?

A. Mg

B. Ca

C. Sr

D. Ba

Câu 34: Hai kim loại X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kỳ có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 25. Số electron lớp ngoài cùng của X và Y lần lượt là

A. 1 và 2

B. 2 và 3

C. 1 và 3

D. 3 và 4

Câu 35: Cho công thức hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của X là H2XO4, trong đó X chiếm 32,65% về khối lượng. Xác định nguyên tố X.

A. Sulfur.

B. Phosphorus.

C. Carbon.

D. Nitrogen.

Câu 36. Cho phương trình phản ứng: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 + N2O + H2O. Biết khi cân bằng tỉ lệ số mol giữa N2O và N2 là 3 : 2. Tỉ lệ số nguyên tử Al : N2O : N2 là

A. 44 : 6 : 9.

B. 46 : 9 : 6.

C. 46 : 6 : 9.

D. 44 : 9 : 6.

Câu 37: Hòa tan 15 gam hỗn hợp x gồm hai kim loại Mg và Al vào dung dịch Y gồm HNO3 và H2SO4 đặc thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO, NO2, N2O. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

A. 63% và 37%.

B. 64% và 36%.

C. 50% và 50%.

D. 46% và 54%.

Câu 38: Để m gam phôi bào ion (A) ngoài không khí sau một thời gian biến thành hỗn hợp (B) có khối lượng 12 gam gồm Fe và các oxide FeO, Fe3O4, Fe2O3. Cho b tác dụng hoàn toàn nitric acid dư thấy giải phóng ra 2,479 lít khí NO duy nhất (đkc). Tính m

A. 10,06 g.

B. 10,07 g.

C. 10,08 g.

D. 10,09g.

Câu 39. Cho 16,59 ml dung dịch HCl 20% (D = 1,1 g/ml) vào một dung dịch chứa 51 gam AgNO3 thu được kết tủa A và dung dịch B. Thể tích dung dịch NaCl 26% (D = 1,2 g/ml) dùng để kết tủa hết lượng AgNO3 còn dư trong B là

A. 37,5 ml.

B. 58,5 ml.

C. 29,8 ml.

D. kết quả khác.

Câu 40. Cho hỗn hợp MgO và MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl 20% thì thu được 7,437 lít khí (đkc) và 38 gam muối. Thành phần phần trăm của MgO và MgCO3

A. 27,3% và 72,7%.

B. 25% và 75%.

C. 13,7% và 86,3%.

D. 55,5% và 44,5%.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1: Một loại nguyên tử hydrogen có cấu tạo đơn giản nhất, chỉ tạo nên từ 1 electron và 1 proton. Cho các phát biểu sau khi nói về nguyên tử hydrogen:

(a) Đây là nguyên tử nhẹ nhất trong số các nguyên tử được biết đến nay.

(b) Khối lượng nguyên tử xấp xỉ 2 amu.

(c) Hạt nhân nguyên tử có khối lượng lớn gấp khoảng 1818 lần khối lượng lớp vỏ.

(d) Kích thước của nguyên tử bằng kích thước của hạt nhân.

Câu 2: X, Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn. Oxide ứng với hóa trị cao nhất của X, Y có dạng XO và YO3. Cho các phát biểu sau:

(a) X, Y thuộc nhóm A kế tiếp.

(b) X là kim loại, Y là phi kim.

(c) XO là basic oxide, YO3 là acidic oxide.

(d) Hydroxide cao nhất của Y có dạng Y(OH)6 và có tính base.

Câu 3: Cho các phát biểu sau:

(a) Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hóa học là lượng nhiệt kèm theo phản ứng đó ở áp suất 1 atm và 25℃

(b) Nhiệt (tỏa ra hay thu vào) kèm theo một phản ứng được thực hiện ở 1 bar và 298 K là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đó.

(c) Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh lạnh đi là do các phản ứng này thu nhiệt và lấy nhiệt từ môi trường.

(d) Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh nóng lên là phản ứng thu nhiệt.

Câu 4: Cho các phát biểu trong sau:

(a) Halogen vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.

(b) Nước chlorine và Javel đều có tính tẩy màu.

(c) Halogen tồn tại cả đơn chất và hợp chất trong tự nhiên.

(d) Cl2 có tính oxi hóa mạnh hơn Br2.

PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1: Cho các phản ứng sau:

(a) Ca(OH)2 + Cl2 CaOCl2 + H2O;

(b) 2NO2 + 2NaOH NaNO3 + NaNO2 + H2O;

(c) O3 + 2Ag Ag2O + O2;

(d) H2S + SO2 3S + 2H2O;

(e) 4KClO3 KCl + KClO4.

Có bao nhiêu phản ứng là phản ứng oxi hóa – khử?

Câu 2: Khí oxygen được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân potassium chlorate. Để thí nghiệm thành công và rút ngắn thời gian tiến hành có thể dùng một số biện pháp sau:

(1) Dùng chất xúc tác manganese dioxide.

(2) Nung ở nhiệt độ cao.

(3) Dùng phương pháp dời nước để thu khí oxygen.

(4) Đập nhỏ potassium chlorate.

(5) Trộn đều bột potassium chlorate và xúc tác.

Số biện pháp dùng để tăng tốc độ phản ứng?

Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 6,9 g Na vào nước thu được V lít hydrogen (đkc). Thể tích khí H2 thu được?

Câu 4: Trong các chất sau: Cl2, HCl, HClO, HClO2, HClO3, HClO4. Số chất có số oxi hóa dương?

Câu 5. Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxygen thu được hỗn hợp Y gồm các oxide có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2 M vừa đủ để phản ứng hết với Y?

Câu 6. Để tác dụng hết 4,64 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần dùng vừa đủ 160 ml dung dịch HCl 1 M. Nếu khử 4,64 gam hỗn hợp trên bằng CO thì thu được bao nhiêu gam Fe.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

PHẦN I.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

A

A

C

A

C

A

A

B

C

B

B

B

A

B

C

B

D

B

C

D

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Đáp án

B

A

B

C

B

B

B

B

D

A

A

C

A

B

A

A

B

C

A

C

PHẦN II.

Câu

Lệnh hỏi

Đáp án

Câu

Lệnh hỏi

Đáp án

1

A

Đ

3

A

Đ

B

S

B

S

C

Đ

C

S

D

S

D

Đ

2

A

S

4

A

S

B

Đ

B

Đ

C

Đ

C

S

D

S

D

Đ

PHẦN III.

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

5

4

4

2

4

5

0,075

3

3,7185

6

3,36

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi HSG Hóa 10 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm Đề thi học sinh giỏi lớp 10 năm 2024 các môn học khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên