Đề thi Học kì 1 Vật Lí 9 năm 2024 có ma trận (8 đề)
Tuyển chọn Đề thi Học kì 1 Vật Lí 9 năm 2024 có ma trận (8 đề) chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ đề thi Vật Lí 9 của các trường THCS. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 môn Vật Lí 9.
Đề thi Học kì 1 Vật Lí 9 năm 2024 có ma trận (8 đề)
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Vật Lí 9 Học kì 1 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LÍ 9
Tên chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Cộng |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
Cấp độ thấp |
Cấp độ cao |
|||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
|||||||||
Điện trở của dây dẫn. Định luật Ôm. Đoạn mạch nối tiếp. Đoạn mạch song song. |
- Nêu được điện trở của mỗi dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó. - Nêu được điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì. - Phát biểu được định luật Ôm đối với một đoạn mạch có điện trở. |
- Xác định được điện trở của một đoạn mạch bằng vôn kế và ampe kế. - Viết được công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song gồm nhiều nhất ba điện trở. |
- Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp hoặc song song với các điện trở thành phần. |
- Vận dụng được định luật Ôm cho đoạn mạch gồm nhiều nhất ba điện trở thành phần. |
||||||||
Số câu hỏi |
2 |
0,5* |
0,5* |
3 (3,75đ) |
||||||||
Số điểm |
1đ |
1đ |
1,75đ |
|||||||||
Sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn. Biến trở và các điện trở trong kĩ thuật. |
- Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn. Nêu được các vật liệu khác nhau thì có điện trở suất khác nhau. - Nhận biết được các loại biến trở. |
- Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với chiều dài, tiết diện và với vật liệu làm dây dẫn. - Giải thích được nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy. Sử dụng được biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. |
- Vận dụng được công thức R = và giải thích được các hiện tượng đơn giản liên quan tới điện trở của dây dẫn. |
- Vận dụng được định luật Ôm và công thức R = để giải bài toán về mạch điện sử dụng với hiệu điện thế không đổi, trong đó có mắc biến trở. |
||||||||
Số câu hỏi |
2 |
0,5* |
0,5* |
3 (2,75đ) |
||||||||
Số điểm |
1đ |
0,75đ |
1đ |
|||||||||
Công và công suất của dòng điện. Định luật Jun – Len-xơ. |
- Nêu được ý nghĩa các trị số vôn và oat có ghi trên các thiết bị tiêu thụ điện năng. - Viết được các công thức tính công suất điện và điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch. - Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Jun – Len-xơ. |
- Xác định được công suất điện của một đoạn mạch bằng vôn kế và ampe kế. - Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng khi đèn điện, bếp điện, bàn là, nam châm điện, động cơ điện hoạt động. - Nêu được tác hại của đoản mạch và tác dụng của cầu chì. - Nêu được một số dấu hiệu chứng tỏ dòng điện mang năng lượng. |
Vận dụng được các công thức = UI, A = t = UIt đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng. |
- Vận dụng được định luật Jun – Len-xơ để giải thích các hiện tượng đơn giản có liên quan. |
||||||||
Số câu hỏi |
2 |
0,5* |
0,5* |
3 (3,5đ) |
||||||||
Số điểm |
1đ |
0,75đ |
1,75đ |
|||||||||
TS câu hỏi |
6 |
1,5 |
1,5 |
9 (10đ) |
||||||||
TS điểm |
3đ |
2,5đ |
4,5đ |
|||||||||
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 theo Thông tư 22
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1: Điện trở của vật dẫn là đại lượng
A. đặc trưng cho mức độ cản trở hiệu điện thế của vật.
B. tỷ lệ với hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật và tỷ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua vật.
C. đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật.
D. tỷ lệ với cường độ dòng điện chạy qua vật và tỷ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật.
Câu 2: Trong các biểu thức dưới đây, biểu thức của định luật Ôm là
A. U = I2.R
B.
C.
D.
Câu 3: Điện trở của dây dẫn:
A. tăng lên gấp đôi khi chiều dài tăng gấp đôi và tiết diện tăng gấp đôi.
B. giảm đi một nửa khi chiều dài tăng gấp đôi và tiết diện tăng gấp bốn.
C. giảm đi một nửa khi chiều dài tăng gấp đôi và tiết diện tăng gấp đôi.
D. tăng lên gấp đôi khi chiều dài tăng gấp đôi và tiết diện giảm một nửa.
Câu 4: Trong một mạch điện có hiệu điện thế không đổi:
A. Biến trở dùng để thay đổi chiều dòng điện.
B. Biến trở dùng để thay đổi cường độ dòng điện.
C. Biến trở được mắc song song với mạch điện.
D. Biến trở dùng để thay đổi hiệu điện thế.
Câu 5: Số vôn và số oat ghi trên các thiết bị tiêu thụ điện năng cho ta biết:
A. Hiệu điện thế đặt vào thiết bị và công suất tiêu thụ của nó khi hoạt động bình
thường.
B. Hiệu điện thế đặt vào thiết bị và công suất tiêu thụ của nó.
C. Hiệu điện thế và công suất để thiết bị hoạt động.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 6: Công thức tính công suất điện và điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch là:
A. = U2.I và A = I2.R.t
B. = I2.R và A = U.I2.t
C. và A = I.R2.t
D. = U.I và A = U.I.t
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1 (2,75 điểm): Cho hai điện trở R1 = 60Ω và R2 = 40Ω được mắc nối tiếp với nhau vào giữa hai điểm A, B có hiệu điện thế luôn không đổi U = 120V.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
Bài 2 (1,75 điểm): Trên một biến trở con chạy có ghi 50 - 2,5A.
a) Cho biết ý nghĩa hai con số ghi này.
b) Tính hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt lên hai đầu cố định của biến trở.
c) Biến trở được làm bằng dây hợp kim nicôm có điện trở suất p =1,1.10-6 Ωm
và có chiều dài 50m. Tính tiết diện của dây dẫn dùng để làm biến trở.
d) Mắc biến trở trên nối tiếp với điện trở r = 6Ω vào nguồn điện 18V thì cường độ dòng điện qua nó là 1A. Tìm giá trị điện trở của biến trở khi đó.
Bài 3 (2,5 điểm): Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 80W và cường độ dòng điện là 2,5A.
a, Tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1s.
b, Dùng bếp để đun sôi 1,5kg chất lỏng có nhiệt độ ban đầu là 250C và nhiệt độ khi sôi là 1050C, thì thời gian đun sôi chất lỏng là 20 phút. Biết hiệu suất của bếp đạt 80%. Tính nhiệt lượng cần đun sôi lượng chất lỏng trên?
c, Tính nhiệt dung riêng của chất lỏng đó?
----------- HẾT ----------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 theo Thông tư 22
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1: Khi quạt điện hoạt động, điện năng được chuyển hóa thành :
A. Cơ năng
B. Động năng
C. Quang năng
D. Nhiệt năng và cơ năng
Câu 2: Việc làm nào dưới đây là không an toàn khi sử dụng điện ?
A. Mắc nối tiếp cầu chì trước mỗi dụng cụ điện.
B. Sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện
C. Làm thí nghiệm với hiệu điện thế dưới 40V
D. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng
Câu 3: Dụng cụ nào dùng để đo cường độ dòng điện ?
A. Vôn kế
C. Ampe kế
B. Ôm kế
D. Oát kế
Câu 4: Trong bệnh viện các bác sĩ có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào ?
A. Dùng kéo
B. Dùng kìm
C. Dùng nhiệt kế
D. Dùng nam châm
Câu 5: Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng nào dưới đây ?
A. Sự nhiễm từ của sắt, thép.
B. Tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua.
C. Khả năng giữ được từ tính lâu dài của thép.
D. Tác dụng của dòng điện lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.
Câu 6: Trong quy tắc bàn tay trái, ngón tay cái choãi ra 900, chỉ chiều của ?
A. lực điện từ
B. đường sức từ
C. dòng điện
D. của nam châm
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1. (3 điểm) Cho mạch điện gồm hai điện trở R1 = 12Ω , R2 = 6Ω mắc song song nhau giữa hai điểm có hiệu điện thế U=12V.
a. Điện trở tương đương của đoạn mạch
b. Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở
c. Tính nhiệt lượng toả ra trên mạch điện trong 10 phút?
Bài 2 (2,5 điểm): Một bóng đèn có ghi 220V – 40W. Mắc bóng đèn này vào nguồn điện 200V.
a. Tính điện trở của đèn và nói rõ sự chuyển hoá năng lượng khi đèn hoạt động.
b. Tính công suất tiêu thụ của đèn và điện năng tiêu thụ của nó trong 5 phút. Đèn có sáng bình thường không? Vì sao?
Bài 3 (1,5 điểm): Hãy dùng quy tắc nắm tay phải, bàn tay trái để xác định tên các từ cực của ống dây trong hình 3a; Xác định cực của nam châm trong hình 3b.
----------- HẾT -----------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 theo Thông tư 22
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1: Đưa hai cực của 2 thanh nam châm lại gần nhau, hiện tượng xảy ra là:
A. Cùng cực thì đẩy nhau,
B. Đẩy nhau
C. Khác cực thì hút nhau
D. Hút nhau
Câu 2: Trong quy tắc bàn tay trái, ngón tay cái choãi ra 900, chỉ chiều của ?
A. lực điện từ
B. đường sức từ
C. dòng điện
D. của nam châm
Câu 3: Biểu thức của định luật Ôm:
A.
B.
C.
D. I = U.R
Câu 4: Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp là:
A.
B.
C.
D. R1 + R2
Câu 5: Trong bệnh viện các bác sĩ có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào ?
A. Dùng kéo
B. Dùng kìm
C. Dùng nhiệt kế
D. Dùng nam châm
Câu 6: Dụng cụ điện khi hoạt động toàn bộ điện năng biến đổi thành nhiệt năng là:
A. Bóng đèn
B. Ấm điện
C. Quạt điện
D. Máy bơm nước
PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Bài 1: (1điểm) Nếu có một kim nam châm đặt trên trục quay làm thế nào để phát hiện ra trong dây dẫn AB có dòng điện hay không .
Bài 2: (2 điểm):
Tính điện trở tương đương trong sơ đồ hình 2. Biết R1 = R2 = R3 = 90Ω .
Bài 3. (3 điểm): Mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là 0,35A.
a. Tính điện trở và công suất của bóng đèn khi đó.
b. Bóng đèn trên được sử dụng trung bình 5 giờ trong một ngày. Tính điện năng mà bóng đèn tiêu thụ trong 30 ngày.
----------- HẾT -----------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 theo Thông tư 22
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1: Môi trường xung quanh vật nào, sau đây có từ trường ?
A. Dây dẫn có dòng điện chạy qua
B. Dây nhựa
C. Tủ gỗ
D. Dây dẫn không có dòng điện chạy qua
Câu 2: Việc làm nào dưới đây là không an toàn khi sử dụng điện ?
A. Mắc nối tiếp cầu chì trước mỗi dụng cụ điện.
B. Sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện
C. Làm thí nghiệm với hiệu điện thế dưới 40V
D. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng
Câu 3: Điện trở của dây dẫn:
A. tăng lên gấp đôi khi chiều dài tăng gấp đôi và tiết diện tăng gấp đôi.
B. giảm đi một nửa khi chiều dài tăng gấp đôi và tiết diện tăng gấp bốn.
C. giảm đi một nửa khi chiều dài tăng gấp đôi và tiết diện tăng gấp đôi.
D. tăng lên gấp đôi khi chiều dài tăng gấp đôi và tiết diện giảm một nửa.
Câu 4: Trong một mạch điện có hiệu điện thế không đổi:
A. Biến trở dùng để thay đổi chiều dòng điện.
B. Biến trở dùng để thay đổi cường độ dòng điện.
C. Biến trở được mắc song song với mạch điện.
D. Biến trở dùng để thay đổi hiệu điện thế.
Câu 5: Điện trở của vật dẫn là đại lượng
A. đặc trưng cho mức độ cản trở hiệu điện thế của vật.
B. tỷ lệ với hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật và tỷ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua vật.
C. đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật.
D. tỷ lệ với cường độ dòng điện chạy qua vật và tỷ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật
Câu 6: Số vôn và số oat ghi trên các thiết bị tiêu thụ điện năng cho ta biết:
A. Hiệu điện thế đặt vào thiết bị và công suất tiêu thụ của nó khi hoạt động bình
thường.
B. Hiệu điện thế đặt vào thiết bị và công suất tiêu thụ của nó.
C. Hiệu điện thế và công suất để thiết bị hoạt động.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 7: Đưa hai cực của 2 thanh nam châm lại gần nhau, hiện tượng xảy ra là:
A. Cùng cực thì đẩy nhau,
B. Đẩy nhau
C. Khác cực thì hút nhau
D. Hút nhau
Câu 8: Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng nào dưới đây ?
A. Sự nhiễm từ của sắt, thép.
B. Tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua.
C. Khả năng giữ được từ tính lâu dài của thép.
D. Tác dụng của dòng điện lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.
PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Bài 1. (2 điểm): Cho hai điện trở mắc như sơ đồ a, b của hình 1. Hãy viết công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch dưới đây?
Bài 2. (2 điểm): Mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là 0,35A.
a. Tính điện trở và công suất của bóng đèn khi đó.
b. Bóng đèn trên được sử dụng trung bình 5 giờ trong một ngày. Tính điện năng mà bóng đèn tiêu thụ trong 30 ngày.
Bài 3: (2.0 điểm)
a. Phát biểu quy tắc nắm tay phải.
b. Hãy dùng quy tắc nắm tay phải để xác định tên các từ cực của ống dây trong hình vẽ.
----------- HẾT -----------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 theo Thông tư 22
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1. Độ mau, thưa của các đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết điều gì về từ trường?
A. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng yếu, chỗ càng thưa thì từ trường càng mạnh.
B. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu.
C. Chỗ đường sức từ càng thưa thì dòng điện đặt ở đó có cường độ càng lớn.
D. Chỗ đường sức từ càng mau thì dây dẫn đặt ở đó càng bị nóng lên nhiều.
Câu 2. Thiết bị nào sau đây khi hoạt động, nó chuyển hóa điện năng thành cơ năng?
A. Bàn là điện, quạt máy.
B. Máy khoan điện, ấm điện.
C. Quạt máy, mỏ hàn điện.
D. Quạt máy, máy khoan điện.
Câu 3. Một dây dẫn bằng nhôm có điện trở suất là 2,8.10-8 m, dây dài 100 m, tiết diện 0,2 mm2. Điện trở của dây dẫn là
A. 14 Ω.
B. 1,4 Ω.
C. 5,6 Ω.
D. 0,28 Ω.
Câu 4. Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng nào dưới đây?
A. Sự nhiễm từ của sắt, thép.
B. Tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua.
C. Khả năng giữ được từ tính lâu dài của thép.
D. Tác dụng của dòng điện lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.
Câu 5. Trên bóng đèn có ghi 6V – 3W. Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là
A. 0,5 A.
B. 2 A.
C. 18 A.
D. 1,5 A.
Câu 6. Trong công thức = I2.R nếu tăng gấp đôi điện trở R và giảm cường độ dòng điện 4 lần thì công suất
A. tăng gấp 2 lần.
B. giảm đi 2 lần.
C. tăng gấp 8 lần.
D. giảm đi 8 lần.
Câu 7. Theo quy tắc bàn tay trái, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo
A. chiều của lực điện từ.
B. chiều của đường sức từ.
C. chiều của dòng điện.
D. chiều của đường đi vào các cực của nam châm.
Câu 8. Ta nói rằng tại một điểm A trong không gian có từ trường khi
A. một vật nhẹ để gần A hút về phía A.
B. một thanh đồng để gần A bị đẩy ra xa A.
C. một thanh nam châm đặt tại A bị nóng lên.
D. một kim nam châm đặt tại A bị quay lệch khỏi hướng Nam - Bắc.
PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Bài 1: (4.0 điểm) Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Biết R1 = 40 Ω, R2 = 60 Ω, UAB = 36V.
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
b. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và qua mạch chính.
c. Tính nhiệt lượng tỏa ra của đoạn mạch trong 10 phút.
d. Mắc thêm một bóng đèn Đ ghi (12V – 24W) nối tiếp với đoạn mạch trên. Đèn Đ có sáng bình thường không? Tại sao?
Bài 2: (2,0 điểm) Với quy ước:
Dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy, chiều từ trước ra sau trang giấy.
Dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy, chiều từ sau ra trước trang giấy.
Hãy xác định chiều của lực điện từ, chiều của dòng điện trong các hình sau:
----------- HẾT -----------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 theo Thông tư 22
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1. Quy tắc nào sau đây xác định được chiều của đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?
A. Quy tắc bàn tay phải.
B. Quy tắc bàn tay trái.
C. Quy tắc nắm tay phải.
D. Quy tắc nắm tay trái
Câu 2. Ta nói rằng tại một điểm A trong không gian có từ trường khi
A. một vật nhẹ để gần A hút về phía A.
B. một thanh đồng để gần A bị đẩy ra xa A.
C. một thanh nam châm đặt tại A bị nóng lên.
D. một kim nam châm đặt tại A bị quay lệch khỏi hướng Nam - Bắc.
Câu 3. Một bóng đèn có ghi 220V- 75W, khi đèn sáng bình thường thì điện năng sử dụng của đèn trong 1 giờ là
A. 75 kJ.
B. 270 kJ.
C. 240 kJ.
D. 150 kJ.
Câu 4. Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?
A. Khi cọ xát hai cực cùng tên vào nhau.
B. Khi hai cực Nam để gần nhau.
C. Khi hai cực khác tên để gần nhau.
D. Khi hai cực Bắc để gần nhau.
Câu 5. Một dây dẫn bằng nhôm có điện trở suất là 2,8.10-8 m, dây dài 100 m, tiết diện 0,2 mm2. Điện trở của dây dẫn là
A. 14 Ω.
B. 1,4 Ω.
C. 5,6 Ω.
D. 0,28 Ω.
Câu 6. Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng nào dưới đây?
A. Sự nhiễm từ của sắt, thép.
B. Tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua.
C. Khả năng giữ được từ tính lâu dài của thép.
D. Tác dụng của dòng điện lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.
Câu 7. Điện trở của vật dẫn là đại lượng
A. đặc trưng cho mức độ cản trở hiệu điện thế của vật.
B. tỷ lệ với hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật và tỷ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua vật.
C. đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật.
D. tỷ lệ với cường độ dòng điện chạy qua vật và tỷ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật.
Câu 8. Công thức không dùng để tính công suất điện là
A. = R.I2
B. = U.I
C. =
D. = U.I2
PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Bài 1. (2 điểm) Cho mạch điện có sơ đồ (hình 1.22) trong đó dây nối, ampekế có điện trở không đáng kể, điện trở của vôn kế rất lớn. Hai đầu mạch được nối với hiệu điện thế U = 9V.
a) Điều chỉnh biến trở để biến trở chỉ 4V thì khi đó ampekế chỉ 5A. Tính điện trở R1 của biến trở khi đó?
b) Phải điều chỉnh biến trở có điện trở R2 bằng bao nhiêu để von kế chỉ có số chỉ 2V?
Bài 2. (2 điểm) Phát biểu và viết hệ thức của định luật Ôm? Nêu rõ ký hiệu, đơn vị của các đại lượng có trong công thức?
Bài 3. (2 điểm)
a. Có thể coi Trái Đất là nam châm được không? Nếu có thì cực của nó thế nào?
b. Có hai thanh thép giống hệt nhau, trong đó có một thanh bị nhiễm từ, làm thế nào để biết được thanh nào bị nhiễm từ? (không dùng thêm dụng cụ gì khác)
----------- HẾT -----------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 theo Thông tư 22
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1. Căn cứ thí nghiệm Ơcxtét, hãy kiểm tra các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Dòng điện gây ra từ trường.
B. Các hạt mang điện có thể tạo ra từ trường.
C. Các vật nhiễm điện có thể tạo ra từ trường.
D. Các dây dẫn có thể tạo ra từ trường.
Câu 2. Một dây dẫn bằng nikêlin dài 20m, tiết diện 0,05mm2. Điện trở suất của nikêlin là 0,4.10-6Ω.m. Điện trở của dây dẫn là
A. 0,16Ω.
B. 1,6Ω.
C. 16Ω.
D. 160Ω.
Câu 3. Với cùng một dòng điện chạy qua thì dây tóc bóng đèn nóng đến nhiệt độ cao, còn dây đồng nối với bóng đèn thì hầu như không nóng lên, vì:
A. dây tóc bóng đèn có điện trở rất lớn nên toả nhiệt nhiều còn dây đồng có điện trở nhỏ nên toả nhiệt ít.
B. dòng điện qua dây tóc lớn hơn dòng điện qua dây đồng nên bóng đèn nóng sáng.
C. dòng điện qua dây tóc bóng đèn đã thay đổi.
D. dây tóc bóng đèn làm bằng chất dẫn điện tốt hơn dây đồng.
Câu 4. Quan sát thí nghiệm hình 1, hãy cho biết có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm, khi đóng công tắc K?
A. Cực Nam của kim nam châm bị hút về phía đầu B.
B. Cực Nam của kim nam châm bị đẩy ra đầu B.
C. Cực Nam của kim nam vẫn đứng yên so với ban đầu.
D. Cực Nam của kim nam châm vuông góc với trục ống dây.
Câu 5. Xét đoạn mạch gồm hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp. Hệ thức đúng là:
A. U = U1 = U2; I = I1 + I2; RTĐ = R1 + R2
B. U = U1 + U2; I = I1 = I2; RTĐ = R1 + R2.
C. U = U1 + U2; I = I1 + I2; RTĐ = R1 + R2.
D. U = U1 = U2; I = I1 = I2; RTĐ = R1 + R2.
Câu 6. Đơn vị cuả điện trở là
A. Vôn
B. Oát.
C. Ôm.
D. Ampe.
Câu 7. Tác dụng của nam châm điện trong thiết bị rơle dòng:
A. Ngắt mạch điện động cơ ngừng làm việc.
B. Đóng mạch điện cho động cơ làm việc.
C. Ngắt mạch điện cho nam châm điện.
D. Đóng mạch điện cho nam châm điện.
Câu 8. Lõi sắt trong nam châm điện có tác dụng gì?
A. Làm cho nam châm được chắc chắn.
B. Làm tăng từ trường của ống dây.
C. Làm nam châm được nhiễm từ vĩnh viễn.
D. Không có tác dụng gì.
Câu 9. Trong trường hợp nào dưới đây, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng.
A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn.
B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không thay đổi.
C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi.
D. Từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh.
Câu 10. Dùng một dây dẫn bằng đồng có chiều dài 4m, tiết diện 0,4mm2 nối hai cực của một nguồn điện thì dòng điện qua dây có cường độ 2A. Biết rằng điện trở suất của dây đồng là 1,7.10-8W.m. Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là:
A. 0,36V.
B. 0,32V.
C. 3,4V.
D. 0.34V.
PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Bài 1. (1 điểm) Nêu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều?
Bài 2. (2 điểm) Nêu lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng? Các biện pháp cơ bản để sử dụng tiết kiệm điện năng?
Bài 3. (1 điểm) Một bóng đèn có ghi: 6V - 3W
a. Cho biết ý nghĩa của con số ghi trên đèn?
b. Tìm cường độ định mức chạy qua đèn và điện trở của đèn?
----------- HẾT -----------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 theo Thông tư 22
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1. Có một thanh nam châm không rõ từ cực. Làm cách nào để xác định từ cực của thanh nam châm?
A. Treo thanh nam châm bằng sợi chỉ tơ, khi thanh nam châm nằm yên, đầu nào chỉ về phía Bắc là cực Bắc, đầu kia là cực Nam.
B. Dùng thanh sắt đưa lại 1 đầu thanh nam châm để thử, nếu chúng hút nhau thì đầu đó là cực từ Nam còn đầu kia là cực từ Bắc.
C. Dùng thanh sắt đưa lại 1 đầu thanh nam châm để thử, nếu chúng hút nhau thì đầu đó là cực từ Bắc còn đầu kia là cực từ Nam.
D. Dùng thanh sắt đưa lại 1 đầu thanh nam châm để thử, nếu chúng hút đẩy nhau thì đầu đó là cực từ Bắc còn đầu kia là cực từ Nam.
Câu 2. Một dây dẫn bằng nikêlin dài 20m, tiết diện 0,05mm2. Điện trở suất của nikêlin là 0,4.10-6Ω.m. Điện trở của dây dẫn có giá trị
A. 0,00016Ω.
B. 1,6Ω.
C. 16Ω.
D. 160Ω.
Câu 3. Hiện tượng cảm ứng điện từ không xuất hiện trong ống dây dẫn kín khi
A. ống dây và thanh nam châm cùng chuyển động về một phía.
B. ống dây và thanh nam châm chuyển động về hai phía ngược chiều nhau.
C. thanh nam châm chuyển động lại gần hoặc ra xa ống dây.
D. ống dây chuyển động lại gần hoặc ra xa thanh nam châm.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây đúng với nội dung của quy tắc nắm tay phải?
A. Nắm bàn tay phải sao cho bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều dòng điện qua ống dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ bên ngoài ống dây.
B. Nắm bàn tay phải, khi đó bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều đường sức từ bên trong lòng ống dây.
C. Nắm bàn tay phải sao cho bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều dòng điện qua ống dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây.
D. Nắm bàn tay phải, khi đó ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây.
Câu 5. Cho hình 2 biểu diễn lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường của nam châm. Hãy chỉ ra trường hợp nào biểu diễn lực F tác dụng lên dây dẫn không đúng?
Câu 6. Căn cứ thí nghiệm Ơcxtét, hãy kiểm tra các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Dòng điện gây ra từ trường.
B. Các hạt mang điện có thể tạo ra từ trường.
C. Các vật nhiễm điện có thể tạo ra từ trường.
D. Các dây dẫn có thể tạo ra từ trường.
Câu 7. Xét các dây dẫn được làm từ cùng loại vật liệu, nếu chiều dài dây dẫn tăng gấp 3 lần và tiết diện giảm đi 3 lần thì điện trở của dây dẫn:
A. tăng gấp 3 lần.
B. tăng gấp 9 lần.
C. giảm đi 3 lần.
D. không thay đổi.
Câu 8. Với cùng một dòng điện chạy qua thì dây tóc bóng đèn nóng đến nhiệt độ cao, còn dây đồng nối với bóng đèn thì hầu như không nóng lên, vì:
A. dây tóc bóng đèn có điện trở rất lớn nên toả nhiệt nhiều còn dây đồng có điện trở nhỏ nên toả nhiệt ít.
B. dòng điện qua dây tóc lớn hơn dòng điện qua dây đồng nên bóng đèn nóng sáng.
C. dòng điện qua dây tóc bóng đèn đã thay đổi.
D. dây tóc bóng đèn làm bằng chất dẫn điện tốt hơn dây đồng.
Câu 9. Tác dụng của nam châm điện trong thiết bị rơle dòng:
A. Ngắt mạch điện động cơ ngừng làm việc.
B. Đóng mạch điện cho động cơ làm việc.
C. Ngắt mạch điện cho nam châm điện.
D. Đóng mạch điện cho nam châm điện.
Câu 10. Lõi sắt trong nam châm điện có tác dụng gì?
A. Làm cho nam châm được chắc chắn.
B. Làm tăng từ trường của ống dây.
C. Làm nam châm được nhiễm từ vĩnh viễn.
D. Không có tác dụng gì.
PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Bài 1. (2 điểm) Quan sát hình vẽ (hình 4). Cho biết.
a. Khung dây sẽ quay như thế nào? Tại sao?
b. Khung có quay được mãi không? Vì sao? Cách khắc phục?
Bài 2. (3 điểm) Điện trở của bếp điện làm bằng nikêlin có chiều dài 3m, tiết diện 0,068 mm2 và điện trở suất 1,1.10-6Ωm. Được đặt vào hiệu điện thế U = 220V và sử dụng trong thời gian 15 phút.
a. Tính điện trở của dây?
b. Xác định công suất của bếp?
c. Tính nhiệt lượng tỏa ra của bếp trong khoảng thời gian trên?
----------- HẾT -----------
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)