Lý thuyết Sinh học 7 Bài 57: Đa dạng sinh học hay, ngắn gọn

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 57: Đa dạng sinh học hay, ngắn gọn

Bài giảng: Bài 57: Đa dạng sinh học - Cô Mạc Phạm Đan Ly (Giáo viên VietJack)

- Động vật phân bố rất rộng rãi trên Trái Đất. Ước tính số loài động vật hiện nay được biết có khoảng 1,5 triệu loài. Đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài.

- Sự đa dạng về loài được thể hiện bằng sự đa dạng về đặc điểm hình thái và tập tính của từng loài.

- Có sự đa dạng về loài là do khả năng thích nghi cao của động vật đối với các điều kiện sống rất khác nhau trên các môi trường địa lí của Trái Đất như : các môi trường đới lạnh, đới ôn hòa, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, hoang mạc…

- Tuy nhiên ở những môi trường có khí hậu khắc nghiệt (đới lạnh, hoang mạc), độ đa dạng thấp vì chỉ có những loài thích nghi được với điều kiện giá lạnh (môi trường đới lạnh) hoặc quá khô (hoang mạc) tồn tại.

- Còn ở những môi trường nhiệt đới khí hậu nóng ẩm, giới Thực vật phát triển phong phú, nên điều kiện sống đa dạng, tạo điều kiện cho sự thích nghi đa dạng của nhiều loài, số loài lớn, độ đa dạng cao.

I. ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỘNG VẬT Ở MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH

- Ở gần địa cực khí hậu lạnh, băng đóng gần như quanh năm. Mùa hạ rất ngắn, là mùa hoạt động của mọi loài sinh vật. Cây cối thưa thớt, thấp lùn.

- Do khí hậu vô cùng khắc nghiệt nên chỉ có một số ít loài tồn tại, vì có những thích nghi đặc trưng như có bộ lông rậm và lớp mỡ dưới da rất dày để giữ nhiệt cho cơ thể và dự trữ năng lượng chống rét (gấu trắng, hải cẩu, cá voi, chim cánh cụt…).

- Nhiều loài chim, thú có tập tính di cư tránh rét, một số ngủ suốt mùa đông (gấu trắng) để tiết kiệm năng lượng. Nhiều loài (chồn, cáo, cú trắng) về mùa đông có bộ lông màu trắng dễ lẫn với tuyết, che mắt kẻ thù ; về mùa hè bộ lông chuyển sang màu nâu hay xám.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 57: Đa dạng sinh học hay, ngắn gọn

II. ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỘNG VẬT Ở MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC ĐỚI NÓNG

- Khí hậu môi trường hoang mạc đới nóng rất nóng và khô. Các vực nước rất hiếm gặp, phân bố rải rác và rất xa nhau. Thực vật thấp nhỏ, xơ xác.

- Động vật gồm ít loài và có những thích nghi rất đặc trưng đối với khí hậu khô và nóng. Ví dụ, chuột nhảy có chân dài, mảnh nên cơ thể nằm cao so với cát nóng, mỗi bước nhảy rất xa trên hoang mạc ; lạc đà có chân cao, móng rộng, không bị lún trong cát, có đệm thịt dày chống nóng. Bướu trên lưng lạc đà chứa mỡ, khi cần, mỡ trong bướu có thể chuyển đổi thành nước (nước trao đổi chất) cho hoạt động của cơ thể. Nhiều loài có bộ lông màu nhạt giống với màu cát để không bắt nắng và dễ lẩn trốn kẻ thù.

- Động vật có khả năng nhịn khát giỏi, có khả năng đi xa để tìm nước. Mọi hoạt động chủ yếu thực hiện vào ban đêm, khi cái nóng đã dịu xuống. Nhiều loài bò sát và động vật nhỏ có tập tính chui rúc vào sâu trong cát để chống nóng.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 57: Đa dạng sinh học hay, ngắn gọn

Bảng. Sự thích nghi của động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng.

Môi trường đới lạnh Môi trường hoang mạc đới nóng
Những đặc điểm thích nghi Giải thích vai trò của đặc điểm thích nghi Những đặc điểm thích nghi Giải thích vai trò của đặc điểm thích nghi
Cấu tạo Bộ lông dày Giữ nhiệt cho cơ thể Cấu tạo Chân dài Vị trí cơ thể cao so với cát nóng, mỗi bước nhảy xa, hạn chế ảnh hưởng của cát nóng
Mỡ dưới da dày Giữ nhiệt, dự trữ năng lượng, chống rét Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày Không bị lún, đệm thịt chống nóng
Lông màu trắng (mùa đông) Dễ lẫn với tuyết, lẩn tránh kẻ thù Bướu mỡ lạc đà Nơi dự trữ mỡ (nước trao đổi chất)
Màu lông nhạt, giống màu cát Giống màu của môi trường, lẩn tránh kẻ thù
Tập tính Ngủ trong mùa đông hoặc di cư tránh rét

Tiết kiệm năng lượng

Tránh rét, tìm nơi ấm áp

Tập tính Mỗi bước nhảy cao và xa Hạn chế sự tiếp xúc với cát nóng Hạn chế sự tiếp xúc với cát nóng
Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ Tận dụng nguồn nhiệt Di chuyển bằng cách quăng thân Hạn chế sự tiếp xúc với cát nóng
Hoạt động vào ban đêm Để tránh nóng ban ngày
Khả năng đi xa Tìm nguồn nước
Khả năng nhịn khát Khí hậu quá khô. Thời gian tìm nước lâu
Chui rúc vào sâu trong cát Chống nóng

Trên Trái Đất, môi trường đới lạnh và môi trường hoang mạc đới nóng là những môi trường có khí hậu khắc nghiệt nhất, động vật sống ở đó có những thích nghi đặc trưng và số loài ít, vì chỉ có những loài có khả năng chịu đựng được băng giá hoặc khí hậu rất khô và rất nóng mới tồn tại được.

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Sinh học 7 | Soạn Sinh học 7 được biên soạn bám sát nội dung sgk Sinh học lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

da-dang-sinh-hoc.jsp

Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên