Công nghệ 8 VNEN Bài 9: Chi tiết máy và lắp ghép

Công nghệ 8 VNEN Bài 9: Chi tiết máy và lắp ghép

A. Hoạt động khởi động

Câu 1 (trang 50 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Em hiểu thế nào là chi tiết máy ?

Trả lời:

Theo em, chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh để thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy. Ví dụ: đai ốc, vòng đệm, bu lông, bánh răng, trục... .

Câu 2 (trang 50 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Kể những kiểu lắp ghép trong cơ khí mà em biết ?

Trả lời:

Những kiểu lắp ghép trong cơ khí mà em biết là:

    - Lắp lỏng

    - Lắp trung gian

    - Lắp chặt

Câu 3 (trang 50 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Lấy ví dụ về mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được ?

Trả lời:

    - Mối ghép tháo được là mối ghép bằng ren, then, chốt....

    - Mối ghép không tháo được là mối ghép bằng đinh tán, hàn, ép nóng, ép nguội, ...

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Một số khái niệm về chi tiết máy

Câu 1 (trang 52 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Trong số các chi tiết máy trong hình 9.1, chi tiết nào thuộc loại công dụng chung ?

Trả lời:

Trong số các chi tiết máy trong hình 9.1, chi tiết thuộc loại công dụng chung là:

    - Bu lông, đai ốc và vòng đệm

    - Bánh răng

    - Một số chi tiết máy

Câu 2 (trang 52 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Căn cứ vào dấu hiệu nào mà khung xe đạp được gọi là một chi tiết ?

Trả lời:

Dấu hiệu cho thấy khung xe đạp được gọi là một chi tiết: Khung xe đạp chỉ được sử dụng đối với xe đạp, những xe khác không thể sử dụng khung xe đạp.

2. Mối ghép cố định

Công nghệ 8 VNEN Bài 9: Chi tiết máy và lắp ghép | Hay nhất Giải bài tập Công nghệ 8 VNEN

Câu 1 (trang 53 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Hãy xác định các mối ghép ở các ảnh trên hình 9.2, ảnh nào thuộc mối ghép tháo được, ảnh nào thuộc mối ghép không tháo được ?

Trả lời:

Trong các mối ghép ở các ảnh trên hình 9.2, ta thấy:

    - Mối ghép tháo được là: ảnh a; ảnh b; ảnh c; ảnh d; ảnh e; ảnh g; ảnh h

    - Mối ghép không tháo được là: ảnh i; ảnh k; ảnh l.

Câu 2 (trang 53 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Mối ghép bằng gò gấp mép có ưu điểm và hạn chế gì ?

Trả lời:

Mối ghép bằng gò gấp mép ưu điểm và hạn chế:

    - Ưu điểm: Gắn chặt các chi tiết với nhau, tạo thành một tổng thể chắc chắn, khó tách rời

    - Hạn chế: Khó khăn khi tách rời các chi tiết, cần phải cưa, đục, cắt...

Câu 3 (trang 53 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): So với mối ghép bằng bu lông thì mối ghép bằng đinh vít có ưu điểm gì ?

Trả lời:

So với mối ghép bằng bu lông thì mối ghép bằng đinh vít có ưu điểm là dễ tháo, lắp hơn vì mối ghép đinh vít đều có ren.

3. Mối ghép động

Câu 1 (trang 55 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Cho biết các đồ vật, dụng cụ trong bảng 9.1 được ứng dụng khớp nào ? Đánh dấu (x) vào cột tương ứng

Công nghệ 8 VNEN Bài 9: Chi tiết máy và lắp ghép | Hay nhất Giải bài tập Công nghệ 8 VNEN

Trả lời:

Công nghệ 8 VNEN Bài 9: Chi tiết máy và lắp ghép | Hay nhất Giải bài tập Công nghệ 8 VNEN

Câu 2 (trang 55 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Tại sao phải bôi trơn khớp động ?

Trả lời:

Cần phải bôi trơn khớp động vì các chi tiết được ghép với nhau có thể chuyển động tương đối với nhau. Do đó, các khớp động cần được bôi trơn để vận hành tốt, nhẹ nhàng...

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1 (trang 55 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Điền các cụm từ cho dưới đây vào chỗ chấm cho phù hợp:

(bôi trơn, chi tiết, chuyển động, khớp động, máy móc, thiết bị)

Trong mối ghép động, các .....(1)..... được ghép có ....(2)..... tương đối với nhau, vì vậy, để giảm ma sát và mài mòn, mối ghép động cần được .... (3)..... thường xuyên. Mối ghép động còn được gọi là ......(4)........, được sử dụng trong nhiều .....(5)........, .......(6)....... Khớp động có nhiều loại khác nhau như: Khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu, khớp then hoa, khớp vít, ....

Trả lời:

Trong mối ghép động, các chi tiết được ghép có khớp động tương đối với nhau, vì vậy, để giảm ma sát và mài mòn, mối ghép động cần được bôi trơn thường xuyên.

Mối ghép động còn được gọi là khớp động, được sử dụng trong nhiều máy móc, thiết bị Khớp động có nhiều loại khác nhau như: Khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu, khớp then hoa, khớp vít, ....

D. Hoạt động vận dụng

Câu 1 (trang 55 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Kể tên các loại khớp động có trong chiếc xe đạp của em và nêu rõ chúng thuộc loại khớp nào ?

Trả lời:

Tên các loại khớp động có trong chiếc xe đạp của em và nói rõ chúng thuộc loại khớp:

    - Mắt xích: khớp tịnh tiến

    - Tay phanh: khớp tịnh tiến

    - Bàn đạp: khớp quay

    - Trục 2 bánh xe: khớp quay

    - Trục đùi: khớp quay

    - Trục tay lái: khớp quay

    - Trục giữa: khớp quay

Câu 2 (trang 55 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Lấy ví dụ về các loại khớp có trong máy móc, thiết bị là sản phẩm cơ khí được sử dụng trong sinh hoạt của gia đình

Trả lời:

Ví dụ về các loại khớp có trong máy móc, thiết bị là sản phẩm cơ khí được sử dụng trong sinh hoạt của gia đình là:

    - Gương xe máy: khớp cầu

    - Bản lề cửa: Khớp quay

    - Bơm kim tiêm: Khớp tịnh tiến

    - Trục bánh xe: Khớp quay

    - Quả địa cầu: khớp quay

    - Trục cánh quạt: khớp quay....

Xem thêm các bài Giải bài tập Công nghệ lớp 8 VNEN (Soạn Công nghệ 8 VNEN) khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: fb.com/groups/hoctap2k8/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Công nghệ 8 VNEN | Soạn Công nghệ lớp 8 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Công nghệ 8 Tập 1, Tập 2 chương trình mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên