Khoa học 4 VNEN Bài 20: Không khí ô nhiễm

Bài 20: Không khí ô nhiễm

A. Hoạt động cơ bản

1. Quan sát, nhận xét và thảo luận

- Lần lượt tưởng tượng các em đang ở trong môi trường không khí được thể hiện trong hình 1 và hình 2

- Nhận xét bầu không khí ở hình 1 và hình 2. Dựa vào kết quả quan sát bầu không khí, thảo luận để đặt tên cho hai hình đó

Bài 20: KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM

Trả lời:

Quan sát hai bức ảnh em thấy:

- Bầu không khí ở hình 1 có nhiều khói bụi, ô nhiễm

- Bầu không khí ở hình 2 trong xanh, thoáng đãng, sạch sẽ.

Đặt tên có các hình là:

- Hình 1: Bầu trời ô nhiễm

- Hình 2: Bầu trời trong lành

2. Quan sát và trả lời

Bài 20: KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM

Liệt kê những nguyên nhân làm ô nhiễm không khí trong hình 3, hình 4

Trả lời:

Nguyên nhân làm ô nhiễm không khí trong hai hình 3 và 4 là:

+ Hình 3: ô nhiễm do khói bụi nhà máy, khói bụi xe cộ

+ Hình 4: ô nhiễm do rác thải sinh hoạt

3. Liên hệ thực tế và trả lời

a. Kể tên một số hoạt động trong đời sống hằng ngày của chúng ta góp phần làm ô nhiễm không khí

b. Sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm, chúng ta có thể mắc những bệnh gì?

Trả lời:

a. Một số hoạt động trong đời sống hằng ngày của chúng ta góp phần ô nhiễm không khí là:

+ Vứt rác bừa bãi

+ Xả nước thải sinh hoạt chưa xử lí ra sông hồ

+ Đi lại di chyển bằng các phương tiện gây khói bụi như ô tô, xe máy

+ Đốt rơm rạ ngoài đồng….

b. Sống trong môi trường không khí ô nhiễm, chúng ta có thể mắc những bệnh liên quan đến tai, mũi, họng...

4. Quan sát và trả lời

Quan sát các hình từ 5 đến 9 và trả lời câu hỏi: Nên và không nên làm gì để giữ cho bầu không khí trong sạch?

Bài 20: KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM

Trả lời:

Để giữ cho bầu không khí trong sạch chúng ta nên:

- Trồng nhiều cây xanh để lọc sạch không khí

- Sử dụng bếp ga, bếp điện

Để giữ cho bầu không khí trong sạch chúng ta không nên:

- Đốt rơm rạ ngoài đồng sau mỗi lần thu hoạch

- Dùng than tổ ong để đun nấu

- Sử dụng xe máy, ô tô để đi lại.

5. Đọc kĩ nội dung sau

- Khói, khỉ độc, các loại bụi, vi khuẩn, … là những yếu tố làm không khí bị ô nhiễm. Không khí được coi là trong sạch khi các thành phần kể trên có trong không khí với tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khoẻ con người và sinh vật khác.

- Chúng ta có thể thực hiên một số cách phòng chống ô nhiễm không khí như: thu gom và xử lí rác hợp lí, giảm lượng khí thải của xe cộ và của các nhà máy, giảm bụi, khói đun bếp, bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh.

B. Hoạt động thực hành

1. Quan sát và thảo luận

Quan sát lá của những cây ven đường nơi có nhiều xe cộ đi qua hoặc nơi gần nhà máy và lá của những cây trong vườn hoặc công viên cách xa đường phố hoặc nhà máy. Em có nhận xét lá cây ở đâu sạch hơn? Giải thích tại sao có sự khác nhau đó. Ghi các ý kiến của em vào vở theo mẫu sau:

Quan sát Nhận xét Giải thích
Lá cây ven đường, nơi có nhiều xe cộ qua lại hoặc ở gần nhà máy
Lá cây trong vườn, xa đường phố hoặc trong công viên

Trả lời:

Quan sát Nhận xét Giải thích
Lá cây ven đường, nơi có nhiều xe cộ qua lại hoặc ở gần nhà máy Có nhiều bụi bẩn, vàng úa và cằn cỗi Vì ở đó môi trường ô nhiễm, cây xanh không có điều kiện phát triển.
Lá cây trong vườn, xa đường phố hoặc trong công viên Lá cây tươi xanh, sạch sẽ Vì môi trường trong lành, có đủ ánh sáng, lượng nước, khiến cây phát triển.

2. Làm bài tập và trả lời

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng

a. Phương tiện giao thông nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?

A. Xe ô tô

B. Xe buýt

C. Xe tải

D. Xe đạp

b. Trả lời những câu hỏi dưới đây:

Quan sát Nhận xét
1. Em sống ở đâu? (thành phố/ nông thôn)
2. Theo em, bầu không khí nơi em đang ở tốt lên hay xấu đi? Tại sao?
3. Những người xung quanh em nói gì về ô nhiễm không khí?
4. Ô nhiễm không khí có ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động hoặc cuộc sống của em không? Nếu có, nó ảnh hưởng như thế nào?

Trả lời:

a. Phương tiện giao thông nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?

Đáp án: D. Xe đạp

b. Trả lời câu hỏi:

Quan sát Nhận xét
1. Em sống ở đâu? (thành phố/ nông thôn) Em sống ở nông thôn
2. Theo em, bầu không khí nơi em đang ở tốt lên hay xấu đi? Tại sao? Theo em, bầu không khí nơi em đang ở xấu đi vì hàng ngày càng có thêm nhiều nhà máy, xe máy, xe ô tô càng nhiều nên bụi bẩn nhiều hơn.
3. Những người xung quanh em nói gì về ô nhiễm không khí? Những người xung quanh em nói rất nhiều về ô nhiễm không khí vì ô khí ngày càng ô nhiễm, hiệu ứng nhà kính đang ngày càng trầm trọng, nếu chúng ta không hạn chế thải khói bụi vào không khí thì sẽ rất nguy hiểm.
4. Ô nhiễm không khí có ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động hoặc cuộc sống của em không? Nếu có, nó ảnh hưởng như thế nào? Ô nhiễm không khí ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, hoạt động và cuộc sống của em. Hằng ngày, em phải hít thở nhiều khói bụi hơn, bầu không khí ô nhiễm, khó thở…

C. Hoạt động ứng dụng

1. Phòng vấn người lớn tuổi (trong gia đình hoặc nhà hàng xóm) theo mẫu:

- Ông/ bà sinh năm nào?

- Ông/ bà sống ở đâu?

- Ông/ bà có nhận xét gì về môi trường không khí trước kia và hiện nay?

- Ô nhiễm không khí có ảnh hưởng đến sức khoẻ, hoạt động hoặc cuộc sống của ông/ bà không? Nó ảnh hưởng như thế nào?

2. Cùng với người thân tìm hiểu và thực hiện cách làm giảm ô nhiễm không khí trong đời sống hằng ngày.

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học lớp 4 chương trình VNEN hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Khoa học lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Khoa học lớp 4 chương trình mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên