Khoa học 4 VNEN Bài 27: Những vật nào dẫn điện tốt và không tốt
Bài 27: Những vật nào dẫn điện tốt và không tốt
A. Hoạt động cơ bản
1. Làm thí nghiệm
a. Chuẩn bị dụng cụ: một cốc nước nóng, một thìa kim loại, một thìa nhựa
b. Cách tiến hành: Cho đồng thời vào cốc nước nóng một thìa kim loại và một thìa nhựa
Một lúc sau kiểm tra xem cán thìa nào nóng hơn?
c. Nhận xét: Vật nào dẫn nhiệt tốt hơn? Vật nào dẫn nhiệt kém hơn?
Trả lời:
- Sau một lúc, kiểm tra ta thấy cán thìa kim loại nóng hơn
- Nhận xét: Vật dẫn nhiệt tốt hơn là vật làm bằng kim loại, vật dẫn nhiệt kém hơn là vật làm bằng nhựa.
2. Trả lời câu hỏi:
Nồi và quai nồi thường làm bằng chất dẫn nhiệt tốt hay chất dẫn nhiệt kém? Vì sao?
Trả lời:
Trong một cái nồi, thân nồi thường làm bằng chất dẫn nhiệt tốt, như vậy sẽ giúp cho việc nấu ăn sẽ nhanh chóng hơn. Còn quai nồi thường làm bằng chất dẫn nhiệt kém vì để thuận tiện cho người nấu có thể cầm nắm khi xào nấu hoặc nhắc xuống khi nấu đã xong mà không sợ bị bỏng.
3. Đọc và trả lời:
a) Đọc nội dung sau:
Có những chất dẫn nhiệt tốt (như kim loại: đồng, nhôm, …) và những chất dẫn nhiệt kém (như nhựa, gỗ, thuỷ tinh, không khí, …)
b) Vì sao giỏ ấm giúp nước lâu nóng hơn?
Trả lời:
Vì trong giỏ ấm thường được lót bằng bông, len, rơm... là những vật liệu xốp chứa nhiều không khí. Mà không khí là chất dẫn nhiệt kém nên nhiệt độ của ấm trà vẫn giữ được nhiệt.
B. Hoạt động thực hành
Câu 1 (Trang 23 khoa học 4 VNEN tập 2)
Vì sao về mùa lạnh, khi đặt tay một vật bằng đồng ta thấy lạnh hơn khi đặt tay vào vật bằng gỗ?
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu giải thích đúng:
A. Vật bằng đồng có nhiệt độ thấp hơn vật bằng gỗ
B. Đồng truyền nhiệt cho tay nhiều hơn gỗ
C. Đồng dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên nhiệt từ tay ta truyền cho đồng nhiều hơn truyền cho gỗ.
Trả lời:
Câu giải thích đúng là:
C. Đồng dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên nhiệt từ tay ta truyền cho đồng nhiều hơn truyền cho gỗ.
Câu 2 (Trang 23 khoa học 4 VNEN tập 2)
Để tìm hiểu xem trong hai thìa (thìa A và thìa B), thìa nào dẫn nhiệt tốt hơn, Lan đã làm thí nghiệm như sau: Đặt thìa A vào cốc nước nóng, sau đó một lúc thì bỏ tiếp thìa B vào cốc. Sau một thời gian, Lan sờ tay vào các cán thìa thì thấy thìa A cán nóng hơn, từ đó Lan nhận xét thìa A dẫn nhiệt tốt hơn. Hãy chỉ ra xem cách làm thí nghiệm của Lan có hợp lí không. Nếu không thì chưa hợp lí ở đâu?
Trả lời:
Nhận xét: Cách làm thí nghiệm của Lan chưa hợp lí.
Đó là nếu để xem thìa nào dẫn nhiệt tốt hơn thì Lan phải để cả hai thìa vào cốc nước nóng một lúc.
Trong khi đó, thí nghiệm Lan cho thìa A vào trước và sau một lúc mới bỏ thìa B vào. Lúc đó, cốc nước nóng truyền nhiệt vào thìa A một phần, và một phần nước đã nguội dần nên bỏ thìa B vào sau thì thìa B không ấm bằng thìa A là điều hiển nhiên.
Câu 3 (Trang 23 khoa học 4 VNEN tập 2)
Chia thẻ chữ thành hai loại: Các vật "dẫn nhiệt kém" và các vật "dẫn nhiệt tốt" rồi sắp xếp vào bảng nhóm
(sắt, nồi nhôm, bông, rơm xốp, không khí, chảo gang, len, đáy bàn là, tay cầm bàn là, mái nhà tranh)
Dẫn điện tốt | Dẫn điện kém |
---|---|
Trả lời:
Dẫn điện tốt | Dẫn điện kém |
---|---|
sắt, nồi nhôm, chảo gang, đáy bàn là | bông, rơm, xốp, không khí, len, tay cầm bàn là, mái nhà tranh |
Câu 4 (Trang 24 khoa học 4 VNEN tập 2)
Có hai viên nước đá như nhau. Bọc một viên bằng khăn bông. Viên còn lại không bọc. Để cả hai viên đá lên đĩa
a. Sau một thời gian, viên nước đá nào ít tan chảy hơn?
b. Làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán của mình
Trả lời:
a. Sau một thời gian, viên nước đá bọc bằng khăn bông sẽ ít tan chảy hơn. Vì khăn bông là chất truyền nhiệt kém nên khi viên đá được bọc lại thì nhiệt độ viên đá sẽ không bị thay đổi nhiều nên đá sẽ tan ít hơn so với viên đá còn lại.
b. Làm thí nghiệm (các bạn học sinh tự thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn của đề bài để kiểm tra kết quả).
C. Hoạt động ứng dụng
Em cùng người thân sử dụng các vật dẫn điện và cách nhiệt ở nhà đảm bảo an toàn.
Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học lớp 4 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 28: Các nguồn nhiệt
- Bài 29: nhiệt cần cho sự sống
- Kiểm tra : Ôn tập phiếu kiểm tra 2
- Bài 30: Thực vật cần gì để sống
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Khoa học lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Khoa học lớp 4 chương trình mới.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Lớp 4 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - KNTT
- Lớp 4 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - CTST
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - CTST
- Lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - Cánh diều
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)