Tự nhiên và xã hội 3 Bài 15: An toàn khi đi xe đạp
A. Hoạt động cơ bản
1. Liên hệ thực tế
a. Hằng ngày, em thường đến trường bằng phương tiện gì?
b. Em có thường được bố mẹ đưa đón bằng xe đạp không?
Trả lời:
Ví dụ:
a. Hằng ngày, em thường đến trường bằng ô tô của trường đưa đón hoặc bố mẹ đèo em đi bằng xe máy.
b. Em chưa được bố mẹ đưa đón đi học bằng xe đạp.
2. Quan sát và trả lời:
a. Quan sát các hình từ 2 đến 8:
b. Trả lời câu hỏi:
Hãy chỉ từng hình xem ai đi đúng, ai đi sai quy định giao thông?
Trả lời:
- Hình 2: Các bạn đi bộ qua đường sai quy định giao thông vì đèn xanh vần băng qua đường, bác đi xe đạp đi sai quy định giao thông vì đèn đỏ vẫn đi.
- Hình 3: Anh đi xe đạp đi sai quy định giao thông vì đường đó là đường một chiều.
- Hình 4: Bạn nữ áo hồng đi sai quy định giao thông vì đi xe đạp về phía bên trái
- Hình 5: Các bạn nhỏ đi xe đạp trên vỉa hè đi sai quy định giao thông vì vỉa hè chỉ dành cho người đi bộ.
- Hình 6: Anh thanh niên vác thang sai quy định giao thông vì lái xe một tay và mang vác vật cồng kềnh trên đường.
- Hình 7: Các bạn nhỏ đi xe đạp sai quy định giao thông vì đi xe hàng đôi
- Hình 8: Các bạn nhỏ đi xe đạp sai quy định giao thông vì đi xe đạp thả tay, đèo hai ba người.
3. Quan sát và thảo luận
Hãy chỉ để xếp các cụm từ dưới đây vào các cột trong bảng cho phù hợp
Trả lời:
Đối với người đi xe đạp | Đối với người ngồi sau xe đạp | |
---|---|---|
Không chở hàng cồng kềnh Không đi ngược chiều Khi gặp đèn đỏ phải dừng lại Không đèo 2 người Không đi lên vỉa hè Phải đi vào phần đường dành cho xe đạp |
Không đùa nghịch Không đứng trên yên xe Không ngồi hai người trên yên xe Không mang vác, chở hàng cồng kềnh |
Không ngồi một bên Nhắc nhở người đèo đi đúng quy định giao thông |
4. Đọc và thảo luận
a. Đọc đoạn văn
Những quy định giao thông đối với người đi xe đạp
Xe đạp là một phương tiện giao thông. Cả người đi xe đạp và người ngồi sau đều phải thực hiện các quy định giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông.
b. Thảo luận
- Vì sao cần tuân thủ quy định giao thông?
- Người đi xe đạp cần thực hiện những quy định giao thông nào?
- Ngồi sau xe đạp cũng cần thực hiện những quy định giao thông nào?
Trả lời:
Cần phải tuân thủ quy định giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông.
Người đi xe đạp cần thực hiện những quy định giao thông:
- Không chở hàng cồng kềnh
- Không đi ngược chiều
- Khi gặp đèn đỏ phải dừng lại
- Không đèo 2 người
- Không đi lên vỉa hè
- Phải đi vào phần đường dành cho xe đạp
Ngồi sau xe đạp cũng cần thực hiện những quy định giao thông là:
- Không ngồi một bên
- Nhắc nhở người đèo đi đúng quy định giao thông
- Không đùa nghịch
- Không đứng trên yên xe
B. Hoạt động thực hành
1. Đọc và ghép các khung chữ
a. Đọc các khung chữ dưới đây:
Trả lời:
Ghép các khung chữ trên vào bảng cho phù hợp như sau:
Nên làm | Không nên làm |
---|---|
Đi bên phải đường Đội mũ bảo hiểm Đèn đỏ dừng lại Không đi xe đạp bị hỏng phanh Nhắc nhở người đèo đi đúng luật Bám chắc vào xe khi ngồi sau xe đạp |
Trêu chọc người đèo Mang vác hàng cồng kềnh Ngồi để hai chân sang một bên Tự đi xe đạp đến trường Chở hai người Đi bằng một tay |
2. Đóng vai xử lí tình huống
a. Mỗi nhóm đọc và lựa chọn một trong hai tình huống sau:
Tình huống 1:
Khoác cặp sách trên vai, Hà nghe thấy bố gọi:
Đi thôi con ơi, không muộn! Xe đạp bị đứt phanh nên hôm nay bố con mình không đi nhanh được.
Nếu em là Hà, em sẽ xử lí như thế nào?
Tình huống 2:
Đang đi bộ đến trường, bỗng Yến giật mình khi thấy có người đập tay vào vai mình. Ngẩng mặt lên, Yến thấy Hồng đang tươi cười ngồi sau xe do mẹ đèo. Hồng còn nói:
- Mẹ ơi, dừng xe lại cho Yến lên xe với!
Nếu em là Yến, em sẽ xử lí như thế nào?
Trả lời:
- Nếu em là Hà, em sẽ bảo bố đi xe khác, hoặc bố có thể đem xe ra bác sửa xe sửa lại chiếc phanh hỏng đã rồi mới chở Hà đi học. Vì xe đã hỏng phanh đi rất nguy hiểm cho cả hai bố con.
- Nếu em là Yến, em sẽ cảm ơn lời mời của Hồng, nhưng em sẽ từ chối và bảo mẹ bạn Hồng cứ chở bạn ấy đi đến trường. Vì đi xe đạp không được chở hai người, như thế sẽ rất nguy hiểm.
C. Hoạt động ứng dụng
1. Với sự giúp đỡ của gia đình, em hãy viết cam kết theo các mẫu dưới đây:
Trả lời:
Xem thêm các bài Giải bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 12: Hoạt động thông tin liên lạc
- Bài 13: Hoạt động nông nghiệp
- Bài 14: Hoạt động công nghiệp và thương mại
- Bài 16: Vệ sinh môi trường
- Phiếu kiểm tra 1: Chúng em đã học được những gì từ chủ đề xã hội
Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Tự nhiên và Xã hội lớp 3 VNEN được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Tự nhiên và Xã hội 3 chương trình mới VNEN.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Lớp 3 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Global Success
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - KNTT
- Lớp 3 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 3 - CTST
- Lớp 3 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 3 - CD
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - CD
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Explore Our World
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - CD
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - CD
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - CD
- Giải sgk Tin học lớp 3 - CD