Hãy sưu tầm những câu chuyện về đơn vị, cá nhân bắn rơi máy bay

Giải Giáo dục quốc phòng 11 Bài 5: Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân - Kết nối tri thức

Vận dụng 1 trang 35 GDQP 11: Hãy sưu tầm những câu chuyện về đơn vị, cá nhân bắn rơi máy bay, bắt sống giặc lái trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta và chia sẻ với các bạn.

Quảng cáo

Lời giải:

  (*) Tham khảo: câu chuyện “O du kích Nguyễn Thị Kim Lai bắt sống phi công Mỹ”

  Tháng 9-1965, máy bay Mỹ điên cuồng đánh phá miền Bắc, cùng với Ngã ba Ðồng Lộc thì Hương Khê (Hà Tĩnh) cũng trở thành mục tiêu phá hoại. Sáng 20-9, khi một chiếc máy bay của Mỹ đang bắn phá cầu Lộc Yên thì bị trúng đạn bốc cháy, phi công đã nhảy dù xuống vùng rừng núi Hương Khê ẩn nấp.

  Ðể giải cứu phi công , Mỹ đã huy động 3 trực thăng chở lính đến tìm kiếm. Một trong số 3 trực thăng này tiếp tục trúng đạn từ dân quân nông trường khiến 3 phi công Mỹ phải nhảy dù thoát thân. Nhận được mệnh lệnh bắt sống phi công, quân và dân Hương Khê đã hò nhau rầm rập chạy lên núi, quyết không để cho kẻ thù trốn thoát.

  Nguyễn Thị Kim Lai là con út trong gia đình có 4 anh chị em ở xã Phú Phong, lúc bấy giờ vừa tròn 17 tuổi, tốt nghiệp xong lớp 7 đã tự mình xung phong gia nhập đội dân quân tự vệ xã, tham gia trực chiến, đào hầm công sự. Xảy ra sự kiện máy bay Mỹ rơi, O Lai được cấp cho một khẩu súng trường để đi tìm nhóm phi công Mỹ.

  - 9 giờ sáng ngày 21/9/1965, tại một cánh rừng thuộc địa phận xã Hương Trà, o Lai phát hiện ra phi công William Andrew Robinson đang co ro núp mình trong một hốc đá, vẻ rúm ró, sợ hãi. Ban đầu, o Lai cũng hơi sợ khi nhìn thấy phi công này rất to cao. Sau khi trấn tĩnh, Lai bắn 3 phát chỉ thiên, thấy vậy, William Andrew Robinson liền giơ tay đầu hàng và bước ra khỏi chỗ nấp. Nghe tiếng súng, nhiều người chạy đến hỗ trợ, khống chế và áp giải William Andrew Robinson về giao cho Huyện đội.

  Sau sự kiện nói trên, Nguyễn Thị Kim Lai được phong chức Xã đội phó, nhưng O Lai đã xung phong vào chiến trường làm y tá, công tác tại một đội quân y ở chiến trường Quảng Trị. Năm 1969, sau khi bị sức ép từ bom đạn, O Lai bị thương nặng nên được đưa ra Bắc, công tác tại Viện Ðông Y Hà Tĩnh cho đến ngày nghỉ hưu. Trong khi đó, phi công William Andrew Robinson bị bắt làm tù binh, bị giam giữ 2.703 ngày, đến tháng 12-1973 được trả về nước.

Hãy sưu tầm những câu chuyện về đơn vị, cá nhân bắn rơi máy bay

Bức ảnh “O du kích nhỏ giương cao súng” do nhà báo Phạm Thoan chụp năm 1965

(o du kích Nguyễn Thị Kim Lai và phi công Mỹ William Andrew Robinson)

Quảng cáo

Lời giải GDQP 11 Bài 5: Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân hay khác:

Quảng cáo
Quảng cáo

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên