Nêu tác dụng, tính năng chiến đấu, cấu tạo của súng tiểu liên AK

Nêu tác dụng, tính năng chiến đấu, cấu tạo của súng tiểu liên AK

Với giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 11 hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh làm bài tập môn GDQP 11 một cách dễ dàng.

Câu 1 trang 74 Giáo dục quốc phòng lớp 11: Nêu tác dụng, tính năng chiến đấu, cấu tạo của súng tiểu liên AK.

Trả lời:

Quảng cáo

1. Tác dụng, tính năng chiến đấu.

Nêu tác dụng, tính năng chiến đấu, cấu tạo của súng tiểu liên AK

 Súng Tiểu liên AK do Liên Xô sản xuất đầu tiên. AK viết tắt của Atomat Kalashnicov (súng Kalashnicov tự động), do Kalasnicov chế tạo năm 1947, còn gọi là súng AK 47, AK thường hay AK cỡ 7,62 mm.

 Sau này có một số súng được cải tiến như: AKM, AKMS, và nhiều phiên bản khác.

- Súng AK trang bị cho từng người dùng để tiêu diệt sinh lực địch. Súng có lê để đánh gần.

- Súng dùng đạn cỡ 7,62 mm x 39 mm kiểu 1943 do Liên Xô chế tạo hoặc kiểu 1956 do Trung Quốc chế tạo. Súng dùng chung đạn với các loại súng: Súng trường CKC, K63, trung liên RPD, RPK.

Quảng cáo

- Tầm bắn ghi trên thước ngắm: 800m, AK cải tiến là 1000m.

- Tầm bắn hiệu qủa: 400; hỏa lực tập trung: 800 m; bắn máy bay, quân nhảy dù: 500m.

- Tầm bắn thẳng: Mục tiêu cao 0.5m là 350m, mục tiêu cao 1.5m là 525m.

- Tốc độ của đầu đạn: AK: 710m/s; AK cải tiến: 715m/s.

- Tốc độ bắn chiến đấu: phát một: 40phát/phút, liên thanh: 100 phát/phút.

- Trọng lượng của súng là 3,8kg, AKM: 3,1kg, AKMS: 3,3kg.

- Hộp tiếp đạn chứa 30 viên nặng 0,5 kg.

2. Cấu tạo của súng.

Nêu tác dụng, tính năng chiến đấu, cấu tạo của súng tiểu liên AK

Súng tiểu liên AK gồm có 11 bộ phận chính

- Nòng súng: Để định hướng bay cho đầu đạn...

- Bộ phận ngắm: Để ngắm bắn vào các mục tiêu ở cự ly khác nhau.

Quảng cáo

- Hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng.

- Bệ khóa nòng và thoi đẩy.

- Khóa nòng.

- Bộ phận cò.

- Ống dẫn thoi đẩy và ốp lót tay.

- Báng súng và tay cầm.

- Hộp tiếp đạn.

- Lê.

Cấu tạo của đạn.

 Đạn K56 có 4 bộ phận:

- Đầu đạn.

- Vỏ đạn.

- Thuốc phóng.

- Hạt lửa.

Sơ lược chuyển động của súng khi bắn:

- Gạt cần định cách bắn về vị trí bắn, kéo tay khéo BKN về sau, buông ra để lên đạn.

- Bóp cò, búa đạp vào kim hỏa, kim hỏa chọc vào hạt lửa, đạn nổ đẩy đầu đạn vào nòng súng.

- Khi đầu đạn qua lỗ trích khí thuốc, một phần khí thuốc phụt qua lỗ truyền khí thuốc đập vào mặt thoi đẩy đẩy bệ khóa nòng và khóa nòng lùi, hất vỏ đạn ra ngoài.

- Khi bệ khoá nòng lùi hết cỡ, bộ phận đẩy về giãn ra đẩy bệ khoá nòng và khoá nòng tiến, đưa viên đạn tiếp theo vào buồng đạn.

Quảng cáo

Cách lắp và tháo đạn.

 Lắp đạn: Tay trái giữ hộp tiếp đạn, sống hộp tiếp đạn quay sang trái. Tay phải cầm viên đạn, đầu đạn quay sang phải. Đặt viên đạn vào cửa tiếp đạn rồi ấn xuống, đáy vỏ đạn phải sát thành sau của hộp tiếp đạn.

 Tháo đạn: Tay trái giữ hộp tiếp đạn, sống hộp tiếp đạn quay sang trái. Tay phải dùng đầu ngón tay cái đẩy đáy vỏ đạn về trước, cứ như vạy cho đến khi hết đạn.

Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 11 hay, ngắn nhất khác:

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 11 tại khoahoc.vietjack.com

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên