Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 12 Bài 9 có đáp án | Trắc nghiệm GDCD 12

Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 12 Bài 9 có đáp án

Với 30 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 12 Bài 9: Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm GDQP 12 đạt kết quả cao.

Quảng cáo

Câu 1. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nội dung bảo vệ an ninh chính trị nội bộ?

A. Giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của tổ chức Đảng, Nhà nước.

B. Bảo vệ các cơ quan và những người Việt Nam đang làm việc, học tập ở nước ngoài.

C. Bảo vệ chế độ chính trị, Nhà nước, Đảng.

D. Bảo vệ sự đúng đắn, vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Câu 2. “Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá, gây chia rẽ đoàn kết và làm tha hóa đội ngũ cán bộ, đảng viên” – đó là một trong những nội dung của

A. bảo vệ an ninh kinh tế.

B. bảo vệ an ninh chính trị nội bộ.

C. bảo vệ an ninh văn hóa, tư tưởng.

D. bảo vệ an ninh dân tộc.

Câu 3. “Bảo vệ sự ổn định, phát triển của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa” – đó là một trong những nội dung của

A. bảo vệ an ninh kinh tế.

B. bảo vệ an ninh chính trị nội bộ.

C. bảo vệ an ninh văn hóa, tư tưởng.

D. bảo vệ an ninh dân tộc.

Quảng cáo

Câu 4. “Bảo vệ đội ngũ cán bộ quản lí kinh tế, các nhà khoa học, các nhà kinh doanh” – đó là một trong những nội dung của

A. bảo vệ an ninh kinh tế.

B. bảo vệ an ninh chính trị nội bộ.

C. bảo vệ an ninh văn hóa, tư tưởng.

D. bảo vệ an ninh dân tộc.

Câu 5. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nội dung bảo vệ an ninh văn hóa – tư tưởng?

A. Bảo vệ những giá trị đạo đức truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc.

B. Bảo vệ đội ngũ văn – nghệ sĩ, những người làm công tác văn hóa – văn nghệ.

C. Bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc cùng phát triển theo đúng Hiến Pháp.

D. Bảo vệ vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh.

Câu 6. “Bảo vệ sự ổn định và phát triển bền vững của văn hóa, tư tưởng trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” – đó là một trong những nội dung của

A. bảo vệ an ninh kinh tế.

B. bảo vệ an ninh chính trị nội bộ.

C. bảo vệ an ninh văn hóa, tư tưởng.

D. bảo vệ an ninh dân tộc.

Quảng cáo

Câu 7. “Bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc cùng phát triển theo Hiến pháp, Pháp luật của Nhà nước” – đó là một trong những nội dung của

A. bảo vệ an ninh tôn giáo.

B. bảo vệ an ninh Biên giới.

C. bảo vệ an ninh thông tin.

D. bảo vệ an ninh dân tộc.

Câu 8. “Ngăn ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc để làm những việc trái pháp luật, xâm hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội” – đó là một trong những nội dung của

A. bảo vệ an ninh tôn giáo.

B. bảo vệ an ninh Biên giới.

C. bảo vệ an ninh thông tin.

D. bảo vệ an ninh dân tộc.

Câu 9. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nội dung bảo vệ an ninh tôn giáo?

A. Đảm bảo chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân.

B. Bảo vệ an ninh, trật tự của Tổ quốc ở khu vực biên giới, cả đất liền và trên biển.

C. Đấu tranh với các đối tượng, thế lực lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng.

D. Đoàn kết, bình đẳng giúp nhau cùng phát triển giữa các tôn giáo, cộng đồng dân cư.

Quảng cáo

Câu 10. Một trong những nội dung bảo vệ an ninh biên giới là

A. đảm bảo chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân.

B. bảo vệ an ninh, trật tự của Tổ quốc ở khu vực biên giới, cả đất liền và trên biển.

C. ngăn chặn các hoạt động khai thác thông tin trái phép, dò tìm mật mã, mật khẩu.

D. giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của tổ chức Đảng, Nhà nước.

Câu 11. Một trong những nội dung bảo vệ an ninh tôn giáo là

A. đảm bảo chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân.

B. bảo vệ an ninh, trật tự của Tổ quốc ở khu vực biên giới, cả đất liền và trên biển.

C. ngăn chặn các hoạt động khai thác thông tin trái phép, dò tìm mật mã, mật khẩu.

D. giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của tổ chức Đảng, Nhà nước.

Câu 12. Một trong những nội dung bảo vệ an ninh thông tin là

A. đảm bảo chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân.

B. bảo vệ an ninh, trật tự của Tổ quốc ở khu vực biên giới, cả đất liền và trên biển.

C. ngăn chặn các hoạt động khai thác thông tin trái phép, dò tìm mật mã, mật khẩu.

D. giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của tổ chức Đảng, Nhà nước.

Câu 13. Một trong những nội dung bảo vệ an ninh chính trị là

A. đảm bảo chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân.

B. bảo vệ an ninh, trật tự của Tổ quốc ở khu vực biên giới, cả đất liền và trên biển.

C. ngăn chặn các hoạt động khai thác thông tin trái phép, dò tìm mật mã, mật khẩu.

D. giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của tổ chức Đảng, Nhà nước.

Câu 14. Bảo vệ an ninh Tổ quốc là nhiệm vụ của lực lượng nào?

A. Lực lượng vũ trang.

B. Quân đội nhân dân Việt Nam.

C. Công an nhân dân Việt Nam.

D. Toàn xã hội.

Câu 15. Bảo vệ an ninh Tổ quốc là trách nhiệm của lực lượng nào?

A. Lực lượng vũ trang nhân dân.

B. Mọi công dân Việt Nam.

C. Công an nhân dân Việt Nam.

D. Quân đội nhân dân Việt Nam.

Câu 16. Để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc, học sinh cần

A. tích cực học tập nâng cao kiến thức về Hiến pháp và Pháp luật.

B. xem, đọc, lưu truyền các văn hóa phẩm phản động, đồi trụy.

C. truy cập các Website chứa những nội dung không lành mạnh, phản động.

D. tự phát lập hội, các câu lạc bộ, ra báo, bản tin, tạp chí trái pháp luật.

Câu 17. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng trách nhiệm của học sinh khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc?

A. Nâng cao cảnh giác, tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

B. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ an ninh Tổ quốc.

C. Truy cập các Website chứa những nội dung không lành mạnh, phản động.

D. Hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, góp phần xây dựng Đoàn thanh niên vững mạnh.

Câu 18. Với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc, học sinh phải làm tốt một trong những nội dung nào dưới đây?

A. Không xem, đọc, lưu truyền các văn hóa phẩm phản động, đồi trụy.

B. Xem nhưng không lưu truyền các sản phẩm văn hóa nước ngoài.

C. Đọc nhưng không lưu giữ các tác phẩm văn hóa nước ngoài.

D. Không đọc, không xem tất cả các sản phẩm văn hóa nước ngoài.

Câu 19. Với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc, học sinh phải làm tốt nội dung nào?

A. Ngay lập tức trấn áp kẻ xấu khi bị kích động, lôi kéo vào việc xấu.

B. Kiên quyết tấn công khi bị kẻ xấu kích động, lôi kéo vào việc xấu.

C. Chủ động truy bắt khi bị kẻ xấu kích động, lôi kéo vào việc xấu.

D. Chủ động đề phòng không để bị kẻ xấu kích động, lôi kéo vào việc xấu.

Câu 20. Với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc, học sinh phải làm tốt nội dung nào?

A. Tẩy chay hoàn toàn những người có tiền án, tiền sự để không bị lôi kéo.

B. Phòng ngừa những âm mưu, thủ đoạn phá hoại cách mạng của các thế lực thù địch.

C. Không đọc, không xem, không lưu truyền tất cả các sản phẩm văn hóa nước ngoài.

D. Truy cập các Website chứa những nội dung không lành mạnh, phản động.

Câu 21. Một trong những nội dung bảo vệ an ninh chính trị là

A. bảo vệ các cơ quan và những người Việt Nam đang làm việc, học tập ở nước ngoài.

B. bảo vệ đội ngũ cán bộ quản lí kinh tế, các nhà khoa học, các nhà kinh doanh.

C. bảo vệ tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

D. bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc cùng phát triển theo đúng Hiến pháp.

Câu 22. Một trong những nội dung bảo vệ an ninh kinh tế là

A. bảo vệ các cơ quan và những người Việt Nam đang làm việc, học tập ở nước ngoài.

B. bảo vệ đội ngũ cán bộ quản lí kinh tế, các nhà khoa học, các nhà kinh doanh.

C. bảo vệ tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

D. bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc cùng phát triển theo đúng Hiến pháp.

Câu 23. Một trong những nội dung bảo vệ an ninh văn hóa – tư tưởng là

A. bảo vệ các cơ quan và những người Việt Nam đang làm việc, học tập ở nước ngoài.

B. bảo vệ đội ngũ cán bộ quản lí kinh tế, các nhà khoa học, các nhà kinh doanh.

C. bảo vệ tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

D. bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc cùng phát triển theo đúng Hiến pháp.

Câu 24. Một trong những nội dung bảo vệ an ninh tôn giáo là

A. bảo vệ các cơ quan và những người Việt Nam đang làm việc, học tập ở nước ngoài.

B. bảo vệ đội ngũ cán bộ quản lí kinh tế, các nhà khoa học, các nhà kinh doanh.

C. bảo vệ tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

D. bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc cùng phát triển theo đúng Hiến pháp.

Câu 25. “Thực hiện đoàn kết, bình đẳng giúp nhau cùng sự phát triển giữa các tôn giáo, cộng đồng dân cư đảm bảo tốt đời, đẹp đạo, phụng sự Tổ quốc” – đây là một trong những nội dung của

A. bảo vệ an ninh chính trị.

B. bảo vệ an ninh thông tin.

C. bảo vệ an ninh tôn giáo.

D. bảo vệ an ninh biên giới.

Câu 26. “Chống các hành vi xâm phạm chủ quyền biên giới, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị với các nước láng giềng theo tinh thần: giữ gìn chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là vùng biển đảo” – đây là một trong những nội dung của

A. bảo vệ an ninh chính trị.

B. bảo vệ an ninh thông tin.

C. bảo vệ an ninh tôn giáo.

D. bảo vệ an ninh biên giới.

Câu 27. “Đảm bảo an toàn, nhanh chóng, chính xác và bí mật của thông tin trong quá trình xác lập, chuyển tải, thu nhận, xử lí và lưu giữ thông tin” – đây là một trong những nội dung của

A. bảo vệ an ninh chính trị.

B. bảo vệ an ninh thông tin.

C. bảo vệ an ninh tôn giáo.

D. bảo vệ an ninh biên giới.

Câu 28. “Bảo vệ những giá trị đạo đức truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc” – đây là một trong những nội dung của

A. bảo vệ an ninh dân tộc.

B. bảo vệ an ninh văn hóa, tư tưởng.

C. bảo vệ an ninh kinh tế.

D. bảo vệ an ninh chính trị nội bộ.

Câu 29. Nội dung nào dưới đây được coi là “nội dung trọng yếu hang đầu, thường xuyên, cấp bách hiện nay của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành”?

A. Bảo vệ an ninh dân tộc.

B. Bảo vệ an ninh văn hóa, tư tưởng.

C. Bảo vệ an ninh kinh tế.

D. Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ.

Câu 30. Nội dung nào dưới đây được coi là “nội dung trọng yếu hang đầu, thường xuyên, cấp bách hiện nay của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành”?

A. Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ.

B. Bảo vệ an ninh kinh tế.

C. Bảo vệ an ninh văn hóa, văn nghệ.

D. Bảo vệ an ninh thông tin.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng lớp 12 có đáp án, chọn lọc hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên