Hãy sưu tầm tưu liệu về ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc ở khu vực châu Á

Lịch Sử lớp 7 Bài 7: Văn hóa Trung Quốc

Vận dụng 3 trang 26 Lịch Sử lớp 7: Hãy sưu tầm tưu liệu về ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc ở khu vực châu Á để giới thiệu cho thày cô và bạn trong lớp.

Quảng cáo

Trả lời:

Học sinh tự sưu tầm. Các em có thể tham khảo bài dưới đây

Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc tới văn học Việt Nam

- Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc tới văn học Việt Nam được thể hiện trên nhiều phương diện như: chất liệu văn học; hệ thống thể loại văn học; mỹ cảm văn học…

- Về chất liệu văn học:

+ Trong các tác phẩm của mình, người Việt sử dụng nhiều điển tích, điển cố, tên đất, tên người thậm chí là đề tài, cốt truyện của Trung Quốc. 

+ Ví dụ 1:

“Đồn đây là chốn Đào Nguyên

Trăng thanh, gió mát, cầm thuyền dạo chơi”

(ca dao)

(*) Đào Nguyên là tên một ngọn núi ở phía Tây Nam tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc.

+ Ví dụ 2:

“Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu

(Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão)

(*) Vũ hầu tức Gia Cát Lượng - người thời Tam Quốc, có nhiều công lao giúp Lưu Bị khôi phục nhà Hán, được phong tước Vũ Lượng Hầu (gọi tắt là Vũ hầu)

+ Ví dụ 3: Nguyễn Du sáng tác nên truyện Kiều dựa trên cơ sở tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân

- Về hệ loại văn học: văn học Việt Nam tiếp thu nhiều thể loại của văn học Trung Quốc: hịch, cáo, chiếu, biểu; các thể loại tiểu thuyết, thơ…

- Về mỹ phẩm văn học:

Văn học Việt Nam ít nhiều có sự học tập tiếp thu kế thừa quan niệm về cái đẹp, tính quy phạm của văn học Trung Quốc.

+ Ví dụ 1: quan niệm lấy thiên nhiên làm thước đo vẻ đẹp của con người 

“Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

+ Ví dụ 2: quan niệm “Thi dĩ ngôn trí” (thơ để nói về ý chí, thường là nói về chí làm trai, khí phách của người quân tử)

“Làm trai cho đáng nên trai

Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài yên”

(ca dao)

“Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có đánh gì với núi sông”

(Đi thi tự vịnh – Nguyễn Công Trứ)

- Dùng chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc, song văn học Việt Nam không hoàn toàn là sự sao chép, lập lại giản đơn; mà trong quá trình tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, văn học Việt Nam đã có sự cải biến và sáng tạo. 

+ Ví dụ 1: trên cơ sở hệ thống thể loại văn học của Trung Quốc người Việt Nam đã sáng tạo nên những thể loại văn học mang đậm tính dân tộc, như: thơ lục bát, thể thơ song thất lục bát….

+ Ví dụ 2: sự cải biến về ý nghĩa của các hình ảnh tượng trưng.

Nếu như trong văn học Trung Quốc, hình ảnh tùng, cúc, trúc, mai là tượng trưng cho người quân tử có nhân cách phẩm giá cao cả.

Trong văn học dân gian Việt Nam, tùng, cúc, trúc, mai lại tượng trưng cho những đôi bạn, tình cảm nam nữ bình dân (“Đợi chờ trúc ở với mai/ Đợi chờ anh ở với ai chưa chồng”).

Quảng cáo

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử lớp 7 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên