Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS4 mới nhất
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS4
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module THCS4: Phương pháp và kỹ thuật thu thập, xử lý thông tin về môi trường giáo dục THCS
Năm học: ..............
Họ và tên:.................................................................................................................................................................................................
Đơn vị:.......................................................................................................................................................................................................
1. Khái quát về môi trường giáo dục:
1.1. Khái niệm môi trường.
- Môi trường là toàn bộ các yếu tố tự nhiên và xã hội hiện hữu ảnh hưởng lớn đến đời sống và nhân cách con người. Môi trường bao quanh con người gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên gồm khí hậu, đất nước, sinh thái... và môi trường xã hội là các điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hoá...
1.2. Khái niệm môi trường giáo dục:
- Môi trường giáo dục THCS là hệ thống các điều kiện, hoàn cảnh, các yếu tố bên ngoài và bên trong có ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh THCS.
Môi trường giáo dục có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh nói chung, học sinh THCS nói riêng. Trong quá trình giáo dục, muốn tạo được những tác động tích cực từ môi trường đến việc học tập và rèn luyện đạo đức cho học sinh thi điều kiện tìên quyết đòi hỏi mọi giáo viên cần có những hiểu biết và có kĩ năng sử dụng các phương pháp, kĩ thuật thu thập, xứ lí thông tin về môi trường giáo dục. Module THCS 4 được xây dụng nhằm giúp giáo viên từ các trường THCS có thể đáp ứng được những yêu cầu đó trong công tác giáo dục học sinh.
1.3. Vai trò của môi trường giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh Trung học cơ sở.
- Khi nói tới vai trò của môi trường giáo dụcTHCS đối với sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh ở cấp học này chủ yếu là muốn nói tới môi trường xã hội.
- Môi trường xã hội đuợc phân thành môi trường lớn và môi trường nhỏ:
+ Môi trường lớn (môi trường vĩ mô), đuợc đặc trưng bởi các yếu tổ như: chính trị, kinh tế, các quan hệ sản xuất.
+ Môi trường nhỏ (môi trường vĩ mô): là một bộ phận của môi trường lớn, trực tiếp bao quanh học sinh THCS như: gia đình, họ hàng, làng xóm, nhà trường, bạn bè...
- Tác động của môi trường đối với sự phát triển của cá nhân là vô cùng mạnh mẽ và phức tạp, có thể rất tốt hoặc rất xấu, có thể cùng chiều hay ngược chiều, chủ yếu là con đường tự phát. Nó có mức độ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực như thế nào, có được chấp nhận hay không trong quá trình phát triển nhân cách tùy thuộc phần lớn vào trình độ được giáo dục, đó là ý thức, niềm tin, quan điểm, ý chí và xu hướng, năng lực hoạt động, giao lưu góp phần cải biến môi trường của cá nhân. Chính vì vậy, C. Mác đã khẳng định: Hoàn cảnh sáng tạo ra con người, trong một mức độ con người lại sáng tạo ra hoàn cảnh.
Con người luôn luôn là một chủ thể cỏ ý thức, tùy theo lứa tuổi và trình độ được giáo dục chứ không hoàn toàn bị động bởi những tác động xấu của môi trường làm biến đổi nhân cách tốt đẹp của mình. Ca dao, tục ngữ cũng đã từng ngợi ca về những con người có khi phải sống trong một môi trường, hoàn cảnh thấp kém nhưng phẩm chất, nhân cách vẫn không hề hoen ố: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".
1.4. Vai trò của môi trường giáo dục đối với việc học tập, rèn luyện của học sinh Trung học cơ sở.
- Gia đình là môi trường sống đầu tiên của học sinh, đó là nơi sinh ra, nuôi dưỡng và giáo dục các em và cha mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên. Nếp sống gia đình, mối quan hệ tình cảm của các thành viên, trình độ văn hóa, sự gương mẫu và phương pháp giáo dục của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển tâm lí, ý thức, hành vi của học sinh THCS.
- Nhà trường với sứ mệnh kép là đảm bảo truyền thụ kiến thức và giáo dục học sinh như là yếu tố môi trường bên ngoài có ảnh hưởng to lớn đến việc học tập, rèn luyện của học sinh THCS. Cụ thể, nhà trường là nơi tổ chức các hoạt động dạy học nhằm giúp các em chiếm lĩnh hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo một cách hệ thống, là nơi giáo dục các phẩm chất đạo đức của nhân cách cho các em. Nhà trường giúp cho người học tự chủ và đào tạo người học trở thành một công dân có trách nhiệm đối với gia đình, cộng đồng, xã hội.
- Xã hội, với các truyền thống, giá trị, định hướng kinh tế chính trị và tôn giáo có ảnh hưởng gián tiếp tới việc dạy học và giáo dục học sinh nói chung, học sinh THCS nói riêng. Môi trường xã hội có ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh THCS thường qua hai hình thức là tự giác và tự phát. Những ảnh hưởng tự phát bao gồm các yếu tố tích cực và tiêu cực của đời sống xã hội vô cùng phức tạp do cá nhân tự lựa chọn theo nhu cầu, hứng thú, trình độ giáo dục của mình. Những ảnh hưởng tự giác là những tổ hợp tác động trực tiếp hay gián tiếp có hướng đích, có nội dung, có phương pháp, bằng nhiều hình thức của các tổ chức, cơ quan, đoàn thể xã hội.
- Tập thể và phương pháp tổ chức hoạt động của tập thể học sinh THCS như Đoàn Thanh niên có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nhân cách các em. Tập thể với tư cách là cộng đồng đặc biệt được tổ chức ở trình độ cao, có tôn chỉ mục đích, nội dung họat động, có kỉ luật, tạo điều kiện tốt cho học sinh THCS sống, hoạt động và giao lưu. Giáo dục hiện đại rất coi trọng giáo dục tập thể, coi tập thể là môi trường để các em được giao lưu, tương tác, hợp tác; là phương tiện để giáo dục học sinh THCS.
- Các nhóm bạn bè cỏ ảnh hưởng hàng ngày, hàng giờ đến học sinh THCS, trong đó có nhóm bạn bè chính thức và không chính thức. Các nhóm bạn bè này có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến các thành viên trong nhóm trong quá trình học tập, sinh sống.
- Tóm lại, môi trường giáo dục có tác động quan trọng tới sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh THCS. Cụ thể, môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, cung cấp phương tiện cho hoạt động và giao tiếp của học sinh, nhờ đó mà mỗi học sinh THCS chiếm lĩnh đuợc những tri thức, kĩ năng, kỉ xảo, thái độ, hành vi và thói quen tốt đẹp trong học tập và cuộc sổng.
- Phải đánh giá đúng vai trò của môi trường giáo dục đổi với việc học tập,
rèn luyện của học sinh THCS. Phải tổ chức cho học sinh tích cực tham gia vào việc cải tạo và xây dựng môi trường theo những yêu cầu của xã hội.
2 - Phương pháp tìm hiểu môi trường giáo dục trung học cơ sở.
Các phương pháp tìm hiểu môi trường giáo dục Trung học cơ sở:
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ học sinh: nghiên cứu học bạ, lí lịch của học sinh THCS và cha mẹ các em; nghiên cứu hồ sơ, sổ sách ghi chép của lớp. Học bạ của học sinh là hồ sơ ghi tương đối đầy đủ về tình hình học tập, tu dưỡng, khen thưởng và kỉ luật đối với mỗi học sinh. Nghiên cứu học bạ sẽ cho giáo viên hiểu khái quát về tình hình học sinh qua những năm học trước, lí lịch cá nhân cho biết về hoàn cảnh xuất thân, các mối quan hệ trong gia đình và xã hội của học sinh. Nắm đuợc lí lịch học sinh sẽ giúp GV lựa chọn được phuơng pháp tác động đến học sinh phù hợp và hiệu quả.
- Phương pháp quan sát, phỏng vấn và nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm: người giáo viên THCS cần kiểm tra lại những thông tin thu được qua hồ sơ bằng việc quan sát hằng ngày các hoạt động tập thể, học tập, lao động, vui chơi, giải trí, thái độ, hành vi của học sinh trong lớp và ngoài lớp. Các sản phẩm lao động, học tập cũng phản ánh được sự phát triển nhân cách học sinh, vì thế, GV cần dựa vào đó để hiểu và nắm vững tình hình học sinh. Mặt khác, mỗi GV cần sắp xếp thời gian để cỏ điều kiện đến thăm hỏi và trao đổi cùng với gịa đình, phụ huynh học sinh.
- Sử dụng phương pháp điều tra viết để thu nhập thông tin: thực chất của phương pháp này là sử dụng bảng hỏi đã được soạn sẵn với một hệ thống câu hỏi đặt ra cho nhiều người nhằm thu thập ý kiến của họ về vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Là vận dụng lí luận về khoa học giáo dục để thu thập, phân tích, đánh giá, khái quát hóa, hệ thống hoá thực tiễn môi trường giáo dục THCS, từ đó rút ra lí luận giáo dục
- Phương pháp trắc nghiệm: Trắc nghiệm là một phương pháp nghiên cứu đối tượng với những chương trình đặt trước, nhưng không gây biến đổi bất cứ một tiêu chí nào trên đối tượng nghiên cứu.
3 - Kĩ thuật xử lí thông tin về môi trường giáo dục trung học cơ sở.
Một số kĩ thuật xử lí thông tin về môi trường giáo dục Trung học cơ sở:
3.1. Phân tích định lượng: Là xem xét, đánh giá về số lượng các kết quả nghiên cứu, thể hiện bằng các con số. Để phân tích định lượng, cách hay sử dụng nhất là dùng các thuật toán.
3.2. Phân tích định tính: Xem xét, đánh giá kết quả nghiên cứu về mặt chất lượng, đòi hỏi phải phân tích, lí giải các số liệu trên cơ sở đối chiếu với tri thức lí luận, hoặc qua quan sát, qua trao đổi, phỏng vấn với đồng nghiệp về những nội dung đang nghiên cứu.
4 - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường giáo dục đối với học sinh trung học cơ sở.
4.1. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường giáo duc đến việc học tập và rèn luyện của học sinh trung học cơ sở:
Các môi trường đánh giá:
- Môi trường giáo dục gia đình: Gia đình là môi trường cơ sở, đầu tiên có vị trí quan trọng và ý nghĩa lớn lao đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh THCS. Đó là môi trường gắn bó trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân. Gia đình là nơi tạo ra mối quan hệ gắn bó, ruột thịt, huyết thống - một thứ tình cảm khó có thể chia cắt.
Giáo dục gia đình cỏ những mặt mạnh, mặt tích cực là mang tính xúc cảm cao, gắn bó với quan hệ ruột thịt, máu mủ nên có khả năng cảm hoá rất lớn. Giáo dục gia đình cũng mang tính cá biệt rõ rệt dựa trên cơ sở huyết thống, yêu thương sâu sắc, lâu dài, bền vững và cũng rất linh hoạt, thiết thực trên cơ sở nhu cầu và hứng thú của cá nhân. Mặc dù vậy, giáo dục gia đình không thể thay thế hoàn toàn giáo dục của nhà trường.
- Môi trường giáo dục nhà trường: So với môi trường giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường rộng lớn hơn, phong phú hơn, hấp dẫn hơn với học sinh THCS. Trong nhà trường, trẻ được giao lưu với bạn bè cùng lứa tuổi, đuợc tham gia vào nhiều hoạt động mang tính xã hội, giúp cho quá trinh xã hội hoá cá nhân phong phú, toàn diện hơn.
Giáo dục nhà trường có sự thống nhất về mục đích, mục tiêu cụ thể, được thục hiện bởi đội ngũ các nhà sư phạm được đào tạo và bồi dưỡng chu đáo; tiến hành giáo dục theo một chương trình, nội dung, phương pháp sư phạm nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển nhân cách toàn diện, hướng tới sụ thành đạt của con người.
- Môi trường giáo dục xã hội: Giáo dục xã hội là hoạt động của các tổ chức, các nhóm xã hội có chức năng giáo dục theo quy định của pháp luật hoặc các chương trình giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Giáo dục của xã hội phải kết hợp chặt chẽ với giáo dục gia đình và nhà trường, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo con người theo định hướng của Đảng và Nhà nước.
4.2. Một số biện pháp phối kết hợp các môi trường giáo dục.
4.2.1. Nội dung phối hợp.
- Thống nhất mục đích, kế hoạch chăm sóc, giáo dục học sinh của tập thể sư phạm nhà trường với phụ huynh, với các đoàn thể, cơ sở sản xuất, các cơ quan văn hóa – giáo dục ngoài nhà trường.
- Theo dõi, đánh giá kết quả quá trình giáo dục học sinh trong nhà trường và ở địa phương nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả giáo dục.
- Gia đình phải tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ cho học sinh; người lớn có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
- Đẩy mạnh sự nghiệp xã hội hóa giáo dục, tạo động lực mạnh mẽ cũng như điều kiện thuận lợi cho hệ thống nhà trường thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học.
4.2.2. Yêu cầu để thực hiện tốt việc phối hợp giữa các môi trường giáo dục.
- Đối với gia đình: Hoạt động tích cực trogn tổ chức hội phụ huynh nhà trường nhằm góp phần xây dựng cơ sở vật chất, tinh thần, thực hiện xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường nâng cao chất lượng giáo dưỡng và giáo dục.
- Đối với nhà trường: Cần phát huy vai trò trung tâm trong việc liên lạc, phối hợp giáo dục; nhà trường chủ động phổ biến nội dung, mục đích giáo dục đến các tổ chức xã hội của địa phương nhằm định hướng tác động thống nhất đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh.
- Yêu cầu đối với các tổ chức xã hội: Chính quyền các cấp động viên tất cả mọi lực lượng, mọi tầng lớp xây dựng thực hiện nếp sống văn minh, lành mạnh, mỗi người lớn là một tấm gương cho học sinh noi theo.
............., ngày..........tháng.........năm..........
Người viết
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Follow https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/ để tiếp tục theo dõi các loạt bài mới nhất về ngữ pháp tiếng Anh, luyện thi TOEIC, Java,C,C++,Javascript,HTML,Python,Database,Mobile.... mới nhất của chúng tôi.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)