Khái niệm tự trọng và nghị luận cơ bản mới nhất
Khái niệm tự trọng và nghị luận cơ bản
Thế nào là tự trọng?
Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. Đây là một nét tính cách được coi là nền tảng để làm nên phẩm giá cao quý của một con người chân chính. Từ ngàn xưa, tổ tiên chúng ta đã đặt danh dự lên hàng đầu : “Đói cho sách, rách cho thơm”; “Tốt danh hơn lành áo”; “Cọp chết để da, người ta chết để tiếng”… “Tiếng” ở đây chính là những nhận xét, đánh giá tốt đẹp của cộng đồng xã hội về một cá nhân nào đấy và điều đó sẽ được lưu truyền mãi mãi.
Tự trọng để được nể phục
Người có tính tự trọng luôn nhận thức đúng đắn về bản thân và về những người xung quanh. Biết phân biệt đúng, sai, phải, trái; cái gì nên làm và cái gì không nên làm. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù khó khăn thiếu thốn đến đâu, người có tính “tự trọng” vẫn luôn giữ nếp sống trong sạch, thanh cao, không vì chút quyền lợi vật chất mà bán rẻ lương tâm, danh dự. Những bậc chính nhân quân tử nổi tiếng trong lịch sử như Tô Hiến Thành, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thiếp, Lê Hữu Trác, Cao Bá Quát… và đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh là gương sáng của lòng “tự trọng”, xứng đáng cho muôn đời con cháu noi theo.
Tính tự trọng được thể hiện qua suy nghĩ, lời nói và từng công việc trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ như một học sinh không thuộc bài nhưng dứt khoát không quay cóp của bạn bên cạnh, không giở sách để chép, đó là “tự trọng”. Có lỗi, biết nhận và biết sửa lỗi, đó là “tự trọng”. Việc gì làm được thì cố gắng làm, không phiền lụy đến người khác, đó là “tự trọng”… Điều đáng lưu ý là bản thân phải tôn trọng mình trước, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh, không bị khuất phục trước cường quyền, bạo lực; không bị mua chuộc bởi tiền tài, danh vọng.
Tính “tự trọng” không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của một quá trình được giáo dục và tự tu dưỡng lâu dài của mỗi cá nhân. Rèn luyện, tạo cho mình tính “tự trọng” và giữ vững đức tính ấy suốt cuộc đời quả là cực khổ, nhưng để mất nó thì cực dễ. Người xưa đã đúc kết : “Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”; “Kiếm củi ba năm thiêu một giờ” để nói đến những trường hợp như vậy.
Ngạn ngữ Nga có câu: “Hãy giữ gìn chiếc áo từ khi còn mới. Hãy giữ gìn danh dự từ khi còn trẻ trung”. Đó là lời khuyên bổ ích và thiết thực cho tất cả những ai muốn trở thành con người chân chính.
Trong ba tính : “tự ti”, “tự phụ” và “tự trọng” thì chúng ta nên chọn “tự trọng” vì đó là đức tính rất đáng quý. Nó giúp chúng ta phát triển nhân cách, có ý chí và nghị lực vươn lên để thành công trong cuộc sống. Xin các bạn hãy nhớ cho rằng mất tiền bạc hay mất một thứ gì đó có thể kiếm lại được, chứ đánh mất lòng “tự trọng” thì người ta dễ dàng tha hóa và sa vào vực thẳm tội lỗi. Gương xấu của những thanh thiếu niên hư hỏng, của những cán bộ biến chất, tham nhũng mà báo chí và nhân dân lên án đã chứng minh cho điều đó.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Follow https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/ để tiếp tục theo dõi các loạt bài mới nhất về ngữ pháp tiếng Anh, luyện thi TOEIC, Java,C,C++,Javascript,HTML,Python,Database,Mobile.... mới nhất của chúng tôi.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)