Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi
Giáo dục công dân lớp 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
Câu 9 trang 7 SBT Giáo dục công dân 6: Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi
DÒNG HỌ HIẾU HỌC ĐIỂN HÌNH Ở QUẢNG YÊN
Quảng Yên là vùng đất có truyền thống hiếu học. Trong đó, dòng họ Lê là một trong những dòng họ điển hình trên địa bàn thị xã duy trì tốt phong trào khuyến học, khuyến tài. Với truyền thống hiếu học, thời gian qua difng họ Lê đã đóng góp tích cực trong phong trào xây dựng xã hội học tập, xây dựng quê hương, đất nước ngày một phát triển.
Dòng họ Lê có gốc gác ở làng Đồng Lầm, phủ Hoài Đức, thành Thăng Long (Hà Nội). Cách đây chừng 600 năm, ông Tổ dòng họ di cư khai hoang mở đất ở khu Làng Cốc, Hưng Yên (nay là phương Phong Cốc, thị xã Quảng Yên). Dòng họ Lê có truyền thống hiếu học suốt 22 đời nay. Đến nay, dòng họ có 10 người là thiếu tướng, đại tá, phó giáo sư; 7 tiến sĩ và trên 300 thạc sĩ, cử nhân…
Để tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học, Hội đồng gia tộc họ Lê đã sớm thành lập Ban Khuyến học. Hưởng ứng phong trào xây dựng “Dòng họ hiếu học”, Ban Khuến học phường đã vận động các gia đình trong dòng họ đăng kí và phán đấu trở thành “Gia đình hiếu học”; tích cực vận động, khuyến khích con cháu tham gia trở thành hội viên của hội khuyến học các cấp; đóng góp, xây dựng, ủng hộ Quỹ Khuyến học của dòng họ, địa phương và ở các đơn vị con cháu học tập, công tác,… Quỹ Khuyến học của dòng họ Lê nhiều năm nay luôn duy trì mức 200 triệu đồng.
Đã thành thông lệ, trong tháng Giêng hằng năm, vào dịp giỗ Tổ và thanh minh, tại Nhà thờ Tổ họ Lê ở khu 5, phương Phong Cốc (thị xã Quảng Yên), con cháu dòng họ lại tập trung đông đủ để ôn lại truyền thống gia tộc. Dịp này, Hội đồng gia tộc dòng họ tổ chức tuyên dương con cháu thành đạt, vượt khó học giỏi. Đặc biệt, đối với những người có thành tích nổi bật trong học tập đã được Hội đồng gia tộc tặng bức tượng cử nhân và được ghi tên trong Sổ vàng truyền thống của dòng họ. Đây là phần thưởng cao quý thể hiện sự ghi nhận, có ý nghĩa động viên, khích lệ con cháu của dòng họ; nhắc nhở con cháu khắc ghi, phát huy truyền thống gia tộc và cũng là dịp để Hội đồng gia tộc báo công với tổ tiên, họ hàng về những phấn đấu, nỗ lực của con cháu trong dòng họ.
(Theo Nguyễn Huế, báo Quảng Ninh, ngày 12/05/2020)
a. Truyền thống của dòng họ Lê ở Quảng Yên được thể hiện như thế nào trong câu chuyện trên?
b. Các gia đình trong dòng họ Lê có thể tự hào về truyền thống gì của gia đình, dòng họ mình?
c. Em còn biết những truyền thống nào khác của gia đình, dòng họ?
Lời giải:
Yêu cầu a) Truyền thống của dòng họ Lê ở Quảng Yên được thể hiện ở những chi tiết:
- Dòng họ Lê có 10 người là thiếu tướng, đại tá, phó giáo sư; 7 tiến sĩ và trên 300 thạc sĩ, cử nhân,…
- Hội đồng gia tộc họ Lê sớm thành lập Ban Khuyến học.
- Hưởng ứng, vận động các gia đình trong dòng họ đăng kí và phấn đấu trở thành “Gia đình hiếu học”
- Quỹ khuyến học của dòng họ Lê nhiều năm luôn duy trì mức 200 triệu đồng.
- Tháng Giêng hàng năm, Hội đồng gia tộc tổ chức tuyên dương con cháu thành đạt, vượt khó học giỏi.
Yêu cầu b) Các gia đình dòng họ Lê có thể tự hào về truyền thống hiếu học của dòng họ.
Yêu cầu c) Những truyền thống khác của gia đình, dòng họ:
+ Chăm chỉ lao động
+ Hiếu học
+ Hiếu thảo.
+ Yêu nước
+ Tôn sư trọng đạo
…
Xem thêm các bài giải sách bài tập Giáo dục công dân lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu 1 trang 5 SBT Giáo dục công dân 6: Truyền thống của gia đình, dòng họ được thể hiện ....
Câu 3 trang 5 SBT Giáo dục công dân 6: Tại địa phương em ở có những truyền thống gia đình ....
Câu 4 trang 5 SBT Giáo dục công dân 6: Hằng năm cứ đến dịp nghỉ hè, dòng họ T ....
Câu 5 trang 6 SBT Giáo dục công dân 6: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện việc giữ gìn ....
Câu 6 trang 6 SBT Giáo dục công dân 6: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình ....
Câu 7 trang 6 SBT Giáo dục công dân 6: Em hãy đánh dấu X vào những truyền thống tốt đẹp ....
Câu 8 trang 7 SBT Giáo dục công dân 6: Việc làm nào dưới đây là cần thiết để giữ gìn ....
Câu 11 trang 9 SBT Giáo dục công dân 6: Trong buổi tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ....
Câu 12 trang 9 SBT Giáo dục công dân 6: Ông nội An là nghệ nhân điêu khắc đá ....
Câu 14 trang 9 SBT Giáo dục công dân 6: Có ý kiến cho rằng, truyền thống của gia đình ....
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 Cánh diều
- Giải SBT Giáo dục công dân 6 Cánh diều
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài dựa trên đề bài và hình ảnh của sách bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm). Bản quyền lời giải bài tập sách bài tập GDCD 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều