Nước có lượng đáng kể các cation Al3+ và Fe3+ được gọi là nước nhiễm phèn

Sách bài tập Hóa học 12 Cánh diều Bài 22: Sơ lược về sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch

Bài 22.3 trang 73 Sách bài tập Hóa học 12: Nước có lượng đáng kể các cation Al3+ và Fe3+ được gọi là nước nhiễm phèn. Trong nước nhiễm phèn, mỗi cation này bị thuỷ phân tạo thành phức chất gồm 1 nguyên tử trung tâm, 3 phối tử OH- và 3 phối từ H2O.

a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng diễn ra.

b) Vì sao nước phèn có pH thấp?

c) Vì sao trong nước phèn xuất hiện các chất lơ lửng không tan?

Quảng cáo

Lời giải:

a) Phương trình hóa học:

    Al3+(aq) + 6H2O(l) → [Al(OH2)6]3+(aq);

    [Al(OH2)6]3+(aq) ⇌ [Al(OH)3(OH2)3](s) + 3H+(aq)

    Fe3+(aq) + 6H2O(l) → [Fe(OH2)6]3+(aq);

    [Fe(OH2)6]3+(aq) ⇌ [Fe(OH)3(OH2)3](s) + 3H+(aq)

b) Vì các phản ứng tạo phức xảy ra hình thành H+ tạo môi trường acid → pH thấp.

c) Đó là các sản phẩm phức [Al(OH)3(OH2)3] và [Fe(OH)3(OH2)3]. Phức chất này có dạng keo nên kết dính phù sa, cặn bã … trong nước.

Quảng cáo

Lời giải SBT Hóa 12 Bài 22: Sơ lược về sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch hay khác:

Quảng cáo
Quảng cáo

Xem thêm các bài giải sách bài tập Hóa học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác