Hình bên mô tả chu trình carbon trên Trái Đất, trong đó carbon được trao đổi giữa sinh quyển
Sách bài tập KHTN 9 Bài 14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hoá thạch - Chân trời sáng tạo
Câu 14.8 trang 37 Sách bài tập KHTN 9: Hình bên mô tả chu trình carbon trên Trái Đất, trong đó carbon được trao đổi giữa sinh quyển, thổ nhưỡng quyển, địa quyển và khí quyển của Trái Đất. Nó là một trong các chu trình quan trọng nhất của Trái Đất, cho phép carbon được tái chế và tái sử dụng trong khắp sinh quyển và bởi các sinh vật.
a) Giải thích sự hình thành nhiên liệu hoá thạch theo chu trình carbon.
b) Vì sao nói nhiên liệu hoá thạch là năng lượng dự trữ từ mặt trời?
c) Bình luận ý kiến sau: Việc con người đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch đã làm mất cân bằng đối với chu trình carbon, làm tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển khiến Trái Đất nóng lên dần do hiệu ứng nhà kính.
Lời giải:
a) Nhiên liệu hoá thạch được hình thành bởi sự phân huỷ trong điều kiện yếm khí của xác các sinh vật lắng đọng và bị chôn vùi hàng triệu năm trước. Xác thực vật đất liền có xu hướng tạo than. Xác sinh vật hải dương, bao gồm cả thực vật phù du và động vật phù du, có xu hướng tạo thành các mỏ dầu và khí.
b) Mặt trời có vai trò quan trọng trong sự hình thành nhiên liệu hoá thạch. Thực vật từng sinh trưởng trên trái Đất nhiều triệu năm trước đã tiến hành quang hợp biến ánh sáng mặt trời, CO2 và nước thành glucose và oxygen. Động vật sinh sống thời kì ấy cũng trực tiếp hoặc gián tiếp nhận dinh dưỡng từ thực vật. Do vậy, xác chết đã phân huỷ thành nhiên liệu của các sinh vật thời xa xưa chính là tàn dư của sự quang hợp từ hàng triệu năm trước. Nhiên liệu hoá thạch là cách để Trái Đất dự trữ năng lượng từ Mặt Trời.
c) Học sinh tham khảo gợi ý sau:
Việc đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch, đặc biệt là than đá, là nguồn phát thải khí CO2 lớn nhất hiện nay. Thế giới cần có chính sách kiểm soát phát thải để bảo vệ môi trường sống bền vững.
Lời giải sách bài tập KHTN 9 Bài 14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hoá thạch hay khác:
Xem thêm các bài giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
SBT KHTN 9 Bài 17: Dãy hoạt động hoá học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại
SBT KHTN 9 Bài 19: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải SBT KHTN 9 Chân trời sáng tạo của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Bài tập Khoa học tự nhiên 9 (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST