Dầu diesel sinh học (biodiesel) và xăng sinh học (biogasoline) là các loại nhiên liệu có nguồn gốc

Sách bài tập KHTN 9 Bài 35: Khai thác nhiên liệu hoá thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu - Kết nối tri thức

Bài 35.11 trang 94 Sách bài tập KHTN 9: Dầu diesel sinh học (biodiesel) và xăng sinh học (biogasoline) là các loại nhiên liệu có nguồn gốc từ sinh học hiện nay đang được sử dụng phổ biến để thay thế nhiên liệu dầu mỏ truyền thống.

Nguyên liệu chính để sản xuất biodiesel thường là ester của acid béo được làm từ dầu thực vật (dầu cọ, dầu cải,...) còn ethylic alcohol dùng để sản xuất xăng sinh học được làm từ tinh bột ngô, đường mía, phế phụ phẩm nông nghiệp. Quá trình sản xuất biodiesel và ethylic alcohol sinh học thường bao gồm các bước sau:

- Chế biến nguyên liệu: Các nguyên liệu sinh học như mía, ngô, phế phụ phẩm nông nghiệp được chế biến để sản xuất saccharose, tinh bột, cellulose; các loại hạt được chế biến để trích xuất dầu thực vật.

- Chế biến tiền sản phẩm: Nguyên liệu sau đó được chế biến tiếp thành các sản phẩm như ethylic alcohol thông qua quá trình lên men saccharose, tinh bột; còn chất béo dầu thực vật được chuyển hoá thành biodiesel thông qua phản ứng trao đổi ester.

- Tinh lọc và xử lí: Các sản phẩm được tinh chế và xử lí để loại bỏ tạp chất và cải thiện chất lượng.

- Pha trộn hỗn hợp: Các sản phẩm được pha trộn với nhau hoặc với các phụ gia khác để tạo ra xăng sinh học, dầu diesel sinh học.

Ethylic alcohol sinh học và biodiesel có thể được sử dụng trong động cơ đốt trong thông thường mà không cần sửa đổi bằng cách kết hợp với xăng, dầu diesel có nguồn gốc từ dầu mỏ theo tỉ lệ % vể thể tích nhất định để tạo ra một loại nhiên liệu gọi là xăng sinh học E5, E10,... hoặc dầu diesel sinh học B10, B20,... Ví dụ: xăng sinh học E5 có chứa 5% ethylic alcohol, 95% xăng thường về thể tích. Xăng sinh học, dầu diesel sinh học được xem là một nguồn nhiên liệu tái tạo và thân thiện với môi trường hơn so với nhiên liệu từ nguồn dầu mỏ do nó giảm phát thải carbon dioxide và giúp giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hoá thạch.

Câu 1.Thành phần của xăng E5 là

A. Trong 100 mL xăng E5 có 5 mL ethanol và 95 mL xăng thường.

B. Trong 100 mLxăng E5 có 5 mL ethanol và 100 mL xăng thường.

C. Trong 100 mL xăng E5 có 95 mL ethanol và 5 mL xăng thường.

D. Trong 105 mL xăng E5 có 100 mL ethanol và 5 mL xăng thường.

Câu 2. Điều nào sau đây không phải là ưu điểm của nhiên liệu sinh học?

A. Sử dụng nguồn nguyên liệu tái tạo có nguồn gốc từ sinh học.

B. Thuận lợi cho các loại động cơ đốt trong hoạt động.

C. Giảm phát thải khí carbon dioxide.

D. Giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch.

Câu 3. Nhiên liệu sinh học thân thiện với môi trường vì lí do nào sau đây?

A. Khi cháy toả ra nhiệt lượng lớn.

B. Giá thành rẻ.

C. Giảm thiểu việc khai thác và đốt cháy nguồn năng lượng hoá thạch để làm nhiên liệu.

D. Dễ bảo quản.

Câu 4. Từ a lít xăng E5 trộn với b lít xăng E85, tạo ra xăng E10. Tỉ lệ a : b bằng bao nhiêu?

A. 1 : 17.

B. 2 : 17.

C. 1 : 17.

D. 1 : 15.

Quảng cáo

Lời giải:

Câu 1: Đáp án đúng là: A

Thành phần của xăng E5 là trong 100 mL xăng E5 có 5 mL ethanol và 95 mL xăng thường.

Câu 2: Đáp án đúng là: B

Ưu điểm của nhiên liệu sinh học gồm:

- Sử dụng nguồn nguyên liệu tái tạo có nguồn gốc từ sinh học.

- Giảm phát thải khí carbon dioxide.

- Giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch.

Câu 3: Đáp án đúng là: C

Nhiên liệu sinh học thân thiện với môi trường vì giảm thiểu việc khai thác và đốt cháy nguồn năng lượng hoá thạch để làm nhiên liệu.

Câu 4: Đáp án đúng là: D

Thành phần của xăng E5 là trong 100 mL xăng E5 có 5 mL ethanol và 95 mL xăng thường.

Thành phần của xăng E85 là trong 100 mL xăng E85 có 85 mL ethanol và 15 mL xăng thường.

Thành phần của xăng E10 là trong 100 mL xăng E10 có 10 mL ethanol và 90 mL xăng thường.

Từ a lít xăng E5 trộn với b lít xăng E85, tạo ra xăng E10.

- Gọi x là lượng ethanol trong a lít xăng E5; gọi y là lượng ethanol trong b lít xăng E85.

- Lượng ethanol trong a lít xăng E5 là: x = 0,05a.

- Lượng ethanol trong b lít xăng E85 là: y = 0,85b.

- Tổng lượng ethanol trong hỗn hợp (xăng E10) là: x + y = 0,1(a + b).

- Thay x và y vào phương trình tổng lượng ethanol, ta được:

0,05a + 0,85b = 0,1(a + b) → a/b = 15

Tỉ lệ a : b để tạo ra xăng E10 từ xăng E5 và E85 là 15 : 1.

Quảng cáo

Lời giải sách bài tập KHTN 9 Bài 35: Khai thác nhiên liệu hoá thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu hay khác:

Quảng cáo
Quảng cáo

Xem thêm các bài giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải SBT KHTN 9 Kết nối tri thức của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Bài tập Khoa học tự nhiên 9 (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên