Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi
Giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân - Kết nối tri thức
Câu 3 trang 55 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
a. Chị G là chủ sở hữu căn nhà và đã được Uỷ ban nhân dân quận cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do nhận thừa kế từ mẹ. Vì công việc nên chị G chuyển đến sinh sống ở một nơi khác và cho chú D (cậu của chị) sống trong ngôi nhà đó. Gần đây, chị G muốn trở lại sinh sống tại ngôi nhà nhưng chủ D nhất định không chuyển đi và nhiều lần đe doạ, không cho chị G về đó sinh sống với lí do cậu là em của mẹ chị G nên có quyền được sống tại căn nhà đó.
1/ Lí do chú D đưa ra là đúng hay sai? Vì sao?
2/ Trong trường hợp này, chị G cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
b. Chị Th và anh Q là vợ chồng, có sở hữu chung một ngôi nhà. Gần đây, do anh Q ấcó quan hệ với người phụ nữ khác nên chị Th và anh Q làm thủ tục li hôn. Trong thời gian chờ giải quyết của Toà án, anh Q đã thay khoá cửa, không cho chị Th vào nhà.
1/ Việc làm của anh Q có trái pháp luật không? Vì sao?
2/ Chị Th phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
c. Cả nhà đi vắng, P đang ở nhà học bài thì bỗng nhiên có một người lạ gõ cửa muốn vào nhà với lí do kiểm tra đường ống dẫn nước của toàn khu vực. P không muốn cho vào, nên không mở cửa.
Việc làm của P đúng hay sai? Vì sao?
d. Chú H và chú K là bạn làm ăn với nhau từ lâu. Do quan hệ thân thiết nên chú P pin thường hay qua lại và ở nhà chú H trong thời gian dài. Gần đây, do không cùng quan điểm trong công việc nên giữa hai chú xảy ra mâu thuẫn. Chú H không muốn chú K ở nhà của mình nữa nhưng chú K tìm đủ mọi lí do để không chuyển đi.
1/ Hành vi của chủ K có trái pháp luật không? Vì sao?
2/ Chú H phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Lời giải:
a. 1/ Lí do chú D đưa ra là không đúng vì căn nhà đó thuộc sở hữa của chị G (chị G đã được Uỷ ban nhân dân quận cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Chú D không có quyền được sống ở căn nhà này dù chú là em của mẹ chị G.
2/ Theo khoản 2 Điều 22 Hiến pháp năm 2013 thì chị G bị chủ D xâm phạm về chỗ ở. Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chị G có thể khởi kiện chú D về hành vi xâm phạm chỗ ở của công dân. Hành vi của chú D có thể cấu thành tội xâm phạm chỗ ở của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều 158 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017): Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác; đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ; chiếm hữu chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang quản lí hợp pháp chỗ ở của họ; xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
b. 1/ Theo quy định tại Điều 22 Hiến pháp năm 2013, hành vi khoá cửa nhà không cho chị Th vào nhà của anh Q là trái pháp luật. Ngôi nhà đang ở là tài sản chung, đang có tranh chấp liên quan đến vụ án li hôn giữa hai vợ chồng, được Toà án cấp có thẩm quyền thụ lí giải quyết.
2/ Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình và có chỗ ở ổn định trong thời gian chờ Toà án có thẩm quyền giải quyết cho li hôn, chị Th có thể khởi kiện anh Q về hành vi xâm phạm chỗ ở của công dân.
c. Mọi công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Điều 22 Hiến pháp năm 2013 quy định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý". Như vậy, trong trường hợp này, P có quyền không mở cửa cho người lạ vào khi bố mẹ vắng nhà.
d. 1/ Hành vi của chú K là trái pháp luật vì đang ở bất hợp pháp trong nhà của chú H. Chú K đã vi phạm quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được quy định tại Điều 22 Hiến pháp năm 2013.
Hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác của chú K có thể bị khởi tố về tội xâm phạm chỗ ở của công dân theo khoản 1 Điều 158 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
2/ Để bảo vệ quyền lợi của mình, chú H có thể báo cho cơ quan công an địa phương để kịp thời giải quyết. Công an địa phương có trách nhiệm đấu tranh, tố giác tội phạm để cơ quan có thẩm quyền kịp thời xử lí đối với các hành vi vi phạm đó.
Lời giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân hay khác:
c) trang 54 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khám chỗ ở đúng pháp luật là khám ....
Câu 5 trang 56 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em sẽ làm gì khi gặp những tình huống sau? ....
Xem thêm giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
SBT KTPL 11 Bài 16: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ Tổ quốc
SBT KTPL 11 Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
SBT KTPL 11 Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
SBT KTPL 11 Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Giáo dục KTPL 11 Kết nối tri thức
- Giải SBT Giáo dục KTPL 11 Kết nối tri thức
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT