Tìm biện pháp liệt kê trong các câu dưới đây

Tìm biện pháp liệt kê trong các câu dưới đây

Câu 3 trang 9 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Bài tập 3, SGK) Tìm biện pháp liệt kê trong các câu dưới đây. Ngoài cách sắp xếp từ ngữ trong phép liệt kê của tác giả, em có thể sắp xếp lại như thế nào? Giải thích cách sắp xếp từ ngữ của em.

a) Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng người dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tuy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tỉnh hoa của dân tộc. (Phạm Văn Đồng)

b) Kỉ niệm Nguyễn Trãi là nhớ Nguyễn Trãi, nhắc Nguyễn Trãi, làm quen với Nguyễn Trãi hơn nữa: người làm chính trị, người làm quân sự, người nghiên cứu lịch sử nước nhà, người làm văn, làm thơ đều nên hiểu biết, học hỏi Nguyễn Trãi hơn nữa. (Phạm Văn Đồng)

c) Muốn biến hoài bão đó thành hiện thực thì trong hành trang của chúng ta càng cần đến tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông mình. (Vũ Khoan)

Quảng cáo

Trả lời:

a)

+ Từ ngữ được liệt kê: “chân đạp đất Việt Nam”, “đầu đội trời Việt Nam”.

+ Nhận xét về trật tự liệt kê trong đoạn: người viết đã cải biên thành ngữ quen thuộc: “đầu đội trời, chân đạp đất”. Vậy nên, trật tự này được người viết dùng rất sáng tạo, phản ánh được tầm vóc của Nguyễn Trãi.

b)

+ Từ ngữ được liệt kê: “người làm chính trị”; “người làm quân sự”; “người nghiên cứu lịch sử nước nhà”; “người làm văn, làm thơ”.

+ Nhận xét về trật tự liệt kê trong đoạn: Tác giả Phạm Văn Đồng đã sử dụng phép liệt kê qua các từ ngữ: “người làm chính trị”; “người làm quân sự”; “người nghiên cứu lịch sử nước nhà”; “người làm văn, làm thơ” theo quy luật tăng tiến để nhấn mạnh vai trò của Nguyễn Trãi được thể hiện trên nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự, lịch sử, thơ văn, vì vậy, cần được tìm hiểu một cách toàn diện.

Quảng cáo


c)

+ Từ ngữ được liệt kê: “tính cần cù”, “lòng hiếu học”, “trí thông minh”.

+ Nhận xét về trật tự liệt kê trong đoạn: Từ ngữ được liệt kê trong câu này được tác giả Vũ Khoan sắp xếp không tăng tiến: “tính cần cù”, “lòng hiểu học”, “trí thông minh”. Cách liệt kê này có tác dụng nhấn mạnh đến các phẩm chất vốn có của con người Việt Nam, trong đó “tính cần cù” được đặt đầu tiên với dụng ý quan trọng nhất. Vì có thể “cần cù bù thông minh” như cha ông ta đã nói.

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên