Phân tích tác dụng và hiệu quả diễn đạt của việc sắp xếp trật tự từ
Phân tích tác dụng và hiệu quả diễn đạt của việc sắp xếp trật tự từ
Câu 5 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Phân tích tác dụng và hiệu quả diễn đạt của việc sắp xếp trật tự từ trong các trường hợp sau:
a) Của ta trời đất đêm ngày
Núi kia, đồi nọ, sông này của ta (Tố Hữu)
b) Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. (Ca dao)
c) Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si. (Xuân Diệu)
Trả lời:
a)
- Trật tự từ khác nhau của câu thơ được thể hiện ở từ ngữ “của ta” đảm nhận chức vụ cú pháp và ngữ nghĩa khác nhau. Trong câu thơ thứ nhất, vị ngữ “của ta” đặt trước chủ ngữ (trời, đất, đêm, ngày); còn trong câu thơ thứ hai, vị ngữ “của ta” đặt sau chủ ngữ (núi kia, đồi nọ, sông này).
- Tác dụng tu từ: Bằng việc sắp xếp trật tự từ khác nhau, tác giả có dụng ý diễn đạt khẳng định chủ quyền và sở hữu “của ta” đối với mọi vật trong không gian và thời gian. Sự khẳng định “của ta” lúc ở đầu câu thơ, lúc ở cuối câu thơ đã thể hiện được sự khác nhau của sự việc và thời điểm được nói đến trong các câu thơ.
b)- Bài ca dao gồm bốn câu thơ nhưng trật tự từ được sắp xếp ở những vị trí rất khác nhau. Đó là sự thay đổi trật tự của các từ ngữ: lá xanh, bông trắng, nhị vàng.
- Tác dụng tu từ: Dụng ý tu từ của việc thay đổi vị trí các từ ngữ này trong mỗi câu thơ, một mặt để phù hợp với sự hài hoà của vần điệu, nhịp điệu câu thơ, mặt khác miêu tả được chân thực và sinh động trạng thái, tính chất của con người trong sự quan sát vẻ đẹp của loài hoa sen từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong một cách kĩ lưỡng.
c)
- Đoạn trích của Xuân Diệu gồm bốn câu thơ, mỗi câu thơ, về nội dung đều gồm ba bộ phận: phần chỉ định vị trí (này đây), phần nêu sự vật và phần nêu kẻ sở hữu chứa quan hệ từ “của” (của yến anh); trong đó, hai câu có trật tự cú pháp thông thường (câu 2 và câu 3), còn hai câu có sự thay đổi trật tự so với cú pháp thông thường (câu 1 và câu 4).
Tác dụng tu từ: Cách sắp xếp khác nhau này tạo tính nhạc, tính sinh động và vần điệu cho câu thơ, phù hợp với sự nhộn nhịp của cuộc sống. Có thể viết lại câu 1 và câu 4 theo trật tự cú pháp thông thường như sau: “Này đây tuần tháng mật của ong bướm / Này đây khúc tình si của yến anh”.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều