Hãy tóm tắt truyện Tầng hai. Từ đó, nhận xét về cốt truyện và bố cục của văn bản

Hãy tóm tắt truyện Tầng hai. Từ đó, nhận xét về cốt truyện và bố cục của văn bản

Câu 6 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 1, SGK) Hãy tóm tắt truyện Tầng hai. Từ đó, nhận xét về cốt truyện và bố cục của văn bản.

Quảng cáo

Trả lời:

 * Tóm tắt truyện:

Phan là một cô gái trẻ sinh ra ở tỉnh lẻ. Gia đình Phan gồm có bố mẹ và chị gái. Họ không phải là gia đình giàu có. Ở quê, từng có lúc mẹ Phan phải đi vay nợ để chăm lo cho con ăn học. Sau khi tốt nghiệp đại học, Phan không về quê lập nghiệp mà ở lại Hà Nội. Phan làm việc năng nổ, chăm chỉ ở Phòng Tiếp thị – Thị trường của một công ty. Cô khao khát trở nên giàu có. Phan kí hợp đồng thuê căn phòng tầng một trong căn nhà hai tầng ở Vân Hồ làm chỗ ở. Căn phòng như cái hộp, thông với tầng hai qua lối cầu thang. Phan làm việc suốt ngày ở công ty, khi về phòng trọ thì thường vào lúc đêm khuya. Phan sống kín đáo, khép mình, sợ gây ồn ào làm phiền chủ nhà sống trên tầng hai. Ở trong phòng riêng, Phan thường nghe được những âm thanh vọng xuống. Trên tầng hai có bà mẹ sống cùng vợ chồng người con trai. Bà mẹ ngoài sáu mươi tuổi, ở phòng riêng, bị bệnh thấp khớp, chân tay hay tê mỏi, hay ngủ mê. Anh con trai tên Thắng làm việc ở xưởng in. Thỉnh thoảng đêm khuya chưa thấy chồng về nhà, chị vợ lại tủi thân, bật khóc. Những lúc như thế, bà mẹ dịu dàng khuyên nhủ, an ủi con dâu. Có lúc, Phan nghe được cuộc trò chuyện của đôi vợ chồng, cuộc trò chuyện của người mẹ và anh con trai. Đôi vợ chồng quan tâm đến nhau, anh con trai lo lắng cho sức khoẻ của mẹ, còn bà mẹ thì quan tâm, lo lắng cho người con dâu đang mang thai. Rồi một ngày, chị vợ sinh em bé, căn nhà rộn ràng. Những người trên tầng hai trò chuyện thân mật, đùa vui, cưng nựng em bé mới chào đời. Phan dự định rồi lại rụt rè không dám bước lên tầng hai nhưng rồi Phan cũng lên thăm cháu bé sơ sinh. Lần đầu được nhìn rõ không gian sinh hoạt của gia đình chủ nhà, Phan rất ngạc nhiên. Không ngờ những âm thanh sống động và tiếng nói cười hạnh phúc lại có thể xuất hiện ở nơi chốn giản dị đến thế. Phan nghĩ về gia đình mình, về người mẹ, người chị gái ở quê. Phan hình dung những khuôn mặt thân thương ruột thịt mà lâu rồi Phan đã không mường tượng. Phan nghĩ đó là hạnh phúc, vậy mà lâu nay cô cứ mải mốt tìm kiếm nó ở đẩu ở đâu.

* Nhận xét về cốt truyện: Tầng hai không có cốt truyện kịch tính với cấu trúc năm thành phần như đã thấy trong văn bản Hồi trống Cổ Thành (Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung); cũng không có những mâu thuẫn, xung đột căng thẳng, diễn biến bất ngờ như trong Trái tim Đan-kô (Go-rơ-ki). Nó cũng không phải là câu chuyện cuộc đời một con người với những quyết định hệ trọng, đặt trong bối cảnh xã hội – lịch sử rộng dài như truyện Một người Hà Nội (Nguyễn Khải). Tầng hai có cốt truyện tâm lí. Sự kiện trong truyện là những việc vụn vặt, nhỏ nhặt; những nỗi lo âu và hi vọng thường nhật được kết nối dựa theo diễn biến tâm lí (tâm trạng, cảm xúc, hồi ức, liên tưởng) của nhân vật chính.

* Nhận xét về bố cục: Văn bản Tầng hai có bố cục gồm năm phần.

Phần (1) giới thiệu các nhân vật, phòng trọ, thói quen sinh hoạt và lối sống của Phan, cuộc nói chuyện trong đêm khuya của người mẹ và cô con dâu. Phần (2) kể về công việc của Phan ở công ty, cuộc trò chuyện vào buổi đầu hôm của đôi vợ chồng, cuộc trò chuyện của con dâu với mẹ chồng, tâm trạng của Phan. Phần (3) miêu tả sinh hoạt vào buổi sáng của người trong nhà. Phan nghe được âm thanh, hình dung cử chỉ, hành động, sự quan tâm lẫn nhau của đôi vợ chồng trẻ. Phan quan sát đồ đạc trong căn phòng trọ, nghĩ về quyết tâm lập nghiệp ở thành phố. Phần (4) kể chuyện người vợ sinh em bé, cuộc sống của gia đình chủ nhà khi có thêm thành viên mới; Phan lần đầu tiên lên tầng hai thăm cháu bé, quan sát nơi ở của chủ nhà, ngạc nhiên về hạnh phúc bình dị của họ. Phần (5) nói về việc Phan nhớ nhà, nhớ mẹ, hình dung về những gương mặt của người thân yêu ruột thịt ở quê, suy nghĩ về mục đích sống của cô lâu nay.

=> Từ cốt truyện và bố cục, có thể thấy trật tự thời gian tuyến tính trong kiểu cốt truyện truyền thống được tác giả kế thừa nhưng làm mới bằng cách để người kể chuyện (Phan) thường xuyên có các liên tưởng, hồi ức, tạo sự đan xen giữa hiện tại và quá khứ, giữa cuộc sống của gia đình Thắng – cuộc sống của Phan (ở Hà Nội) – cuộc sống của gia đình Phan (ở tỉnh). Phần mở đầu (1) và phần kết thúc (5) có liên hệ chặt chẽ, tạo một vòng tròn, vừa mở ra / khép lại câu chuyện về gia đình Thắng, vừa hé mở bức tranh sinh hoạt của gia đình Phan, góp phần thể hiện rõ hơn chủ đề và triết lí nhân sinh của truyện.

Quảng cáo

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Tầng hai hay khác:

Quảng cáo
Quảng cáo

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Săn SALE shopee Tết:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên