Điểm giống và khác nhau trong hai khổ thơ sau của bài Tháng Tư (Nguyễn Linh Khiếu) là gì?

Điểm giống và khác nhau trong hai khổ thơ sau của bài Tháng Tư (Nguyễn Linh Khiếu) là gì?

Câu 3 trang 15 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Điểm giống và khác nhau trong hai khổ thơ sau của bài Tháng Tư (Nguyễn Linh Khiếu) là gì?

Quảng cáo

đến tháng Tư mọi chuyện xong rồi

cây đủ lá cánh hoa rơi vào đất

ông Mặt Trời đủ đầy đến gay gắt

đất mỡ màu ngủ lịm dưới bóng râm

và:

đến tháng Tư mọi chuyện tưởng xong rồi

chớm chút trời xanh thoáng hè non nớt

chiều nay ngọn gió bất ngờ cơn mưa bất chợt

nắng sau mưa óng ánh đến nghi ngờ.

Trả lời:

Hai khổ thơ trong bài Tháng Tư (Nguyễn Linh Khiếu) đều là những cảm nhận của nhân vật trữ tình về tháng Tư cùng những biến đổi của thiên nhiên, đất trời, đều thể hiện bằng những câu thơ không tuân theo các quy tắc ngữ pháp (không viết hoa đầu dòng, không có dấu), nhưng nếu đoạn thứ nhất là những hình ảnh thiên nhiên thông thường theo chu kì, quy luật thì đoạn thứ hai lại là những biến động bất ngờ, bất chợt của tạo vật, khiến thi nhân ngỡ ngàng, thảng thốt.

Quảng cáo

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài tập viết và nói - nghe trang 15, 16, 19 hay khác:

Quảng cáo

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên