Vì sao nói cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi là đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975?

Vì sao nói cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi là đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975?

Câu 3 trang 35 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 2, SGK, trang 123) Vì sao nói cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi là đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975? Bằng các tác phẩm mà em đã học, hãy làm sáng tỏ đặc điểm đó.

Quảng cáo

Trả lời:

- Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi là đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 bởi vì:

+ Nhiều tác phẩm mang cảm hứng lãng mạn khi viết về đất nước, dân tộc, nhân dân: hiện thực được lãng mạn hoá bởi vẻ đẹp của lí tưởng cách mạng và niềm tin vào ngày mai tươi sáng. Trong khó khăn gian khổ của hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, con người Việt Nam đã vượt qua nhiều thử thách, hi sinh, luôn hướng tới ngày chiến thắng, hướng tới tương lai độc lập dân tộc.

+ Văn học mang đậm chất sử thi khi hướng tới những vấn đề chung, vấn đề lớn của Tổ quốc, nhân dân, những vấn đề có ý nghĩa lịch sử: độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; tiếng nói của nhà văn, của nhân vật trong tác phẩm đại diện cho cộng đồng, cho dân tộc, thời đại. Nội dung mang tính chất sử thi được thể hiện qua nghệ thuật in đậm vẻ đẹp hào hùng, tráng lệ.

- Có thể làm sáng tỏ cảm hứng lãng mạn qua bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

+ Cảm hứng lãng mạn qua hình tượng thiên nhiên Tây Bắc vừa hùng vĩ dữ dội khác thường, vừa huyền ảo, thơ mộng đến tuyệt mĩ.

+ Cảm hứng lãng mạn qua hình tượng người lính: Cuộc sống đầy gian khổ hi sinh, thiếu ăn mất ngủ, bệnh sốt rét quái ác hành hạ người lính nhưng qua cảm hứng lãng mạn, những chiến binh Tây Tiến vẫn hiện lên với dáng vẻ oai phong lẫm liệt khác thường. Cái chết của người lính qua cảm hứng lãng mạn mang vẻ đẹp trang trọng, hào hùng.

- Bài Việt Bắc mang khuynh hướng sử thi: viết về một sự kiện lớn của đất nước, có ý nghĩa lịch sử: cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, Trung ương Đảng, Chính phủ dời chiến khu Việt Bắc về Thủ đô Hà Nội; thể hiện tình cảm lớn của nhân dân, dân tộc: sự gắn bó nghĩa tình giữa nhân dân và cách mạng trong truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Bài thơ với dung lượng lớn, phản ánh đồng thời tổng kết chín năm kháng chiến trường kì, gian khổ và thắng lợi huy hoàng. Sức mạnh của nhân dân và niềm tin của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện qua nghệ thuật tráng ca (đoạn thơ: “Những đường Việt Bắc của ta ... Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”).

Quảng cáo

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Văn học viết Việt Nam hay khác:

Quảng cáo

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên