Truyện diễn ra trong không gian nào? Nêu nhận xét của em về cảnh sắc thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích
Truyện diễn ra trong không gian nào? Nêu nhận xét của em về cảnh sắc thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích
Câu 3 trang 9 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Truyện diễn ra trong không gian nào? Nêu nhận xét của em về cảnh sắc thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích.
Trả lời:
- Truyện diễn ra chủ yếu trong ngôi nhà và khu vườn lớn của gia đình Rô-xtốp ở Ô-trát-nôi-ê và con đường mà An-đrây trở về nhà.
- Nhận xét về cảnh sắc thiên nhiên: khu vườn lớn của gia đình Rô-xtốp được miêu tả với đầy hoa lá đẹp đẽ, hoà quyện với ánh trăng lung linh, huyền nhiệm và bay bổng.
Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng này rất phù hợp để diễn tả vẻ đẹp trong sáng, lãng mạn, bay bổng, đầy sức sống của Na-ta-sa và cảm giác yêu đời, khát khao cuộc sống của An-đrây.
Con đường này đi ngang khóm rừng bạch dương có cây sồi già đang đâm chồi nảy lộc. Khóm rừng rậm rạp, có những cây thông non hoà mình cùng với màu sắc mây trời, ánh nắng và bóng râm, tiếng lục lạc xa xăm và tiếng chim hót thánh thót,... Tất cả hoà quyện vào nhau tạo nên bức tranh thiên nhiên sinh động, phồn thịnh, có sức sống kì diệu.
Nếu ngôi nhà và khu vườn lớn của gia đình Rô-xtốp ở Ô-trát-nôi-ê có thể xem là “không gian sự kiện” thì con đường đi qua khóm rừng bạch dương có cây sồi già là “không gian tâm trạng” – nơi thể hiện rõ sự hồi sinh trong tâm hồn và lòng khao khát hành động của nhân vật An-đrây.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Đêm trăng và cây sổi hay khác:
- Câu 1 trang 9 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Xác định nội dung của đoạn trích Đêm trăng và cây sồi.
- Câu 2 trang 9 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 1, SGK) Nhân vật An-đrây Bôn-côn-xki chú ý đến cô gái Na-ta-sa Rô-xtốp trong tình huống nào? Nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của nhân vật Na-ta-sa.
- Câu 4 trang 9 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Vì sao An-đrây quan tâm đến cây sồi già bên đường? Nêu những chi tiết cho thấy sự thay đổi của cây sồi già. Theo em, cây sồi trong văn bản tượng trưng cho điều gì?
- Câu 5 trang 9 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Trình bày diễn biến tâm trạng của nhân vật An-đrây. Từ đó, nhận xét về cách thể hiện tâm lí nhân vật của nhà văn Tôn-xtôi.
- Câu 6 trang 9 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Phân tích, đánh giá nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và cách sử dụng ngôn ngữ độc thoại, ngôn ngữ đối thoại của tác giả trong đoạn trích Đêm trăng và cây sồi.
- Câu 7 trang 9 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Đọc đoạn văn sau đây trích từ văn bản Đêm trăng và cây sồi của Lép Tôn-xtôi: “Phải làm thế nào cho mọi người cùng đều biết cơ: cả Pi-e, cả người con gái đêm nào muốn bay lên trời; phải làm sao cho mọi người đều biết rõ ta, sao cho cuộc sống của ta trôi qua không phải chỉ vì mình ta, sao cho họ đừng sống cách biệt với cuộc sống của ta như vậy, sao cho cuộc đời của ta phản chiếu lên tất cả mọi người, và mọi người cùng sống chung với ta!”. Nêu suy nghĩ của em về nội dung của đoạn văn trên.
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều