Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong hai câu sau của bài thơ
Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong hai câu sau của bài thơ
Câu 3 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong hai câu sau của bài thơ.
Trả lời:
a. Đối thanh điệu:
T (hướng) – B (tiền) – B (minh)
B (tòng) – T (khích) – B (thi)
Đối không chuẩn về thanh điệu: chữ thứ sáu câu 3 đúng luật phải là thanh trắc; trường hợp này có thể xác định là chủ động phá luật để chú trọng hơn đến ý (minh nguyệt – trăng sáng là một cụm từ khó thay đổi, có kết cấu khá vững chắc).
b. Đối từ loại: Danh từ – nhân (người) // danh từ – nguyệt (trăng); động từ – hướng (hướng ra) // động từ – tòng (theo tới); động từ – khán (ngắm) // động từ – khán (ngắm); tính từ – minh nguyệt (trăng sáng) // danh từ – thi gia (nhà thơ).
Các cặp từ loại trong hai câu thơ đối khá chuẩn (chấp nhận tính từ có thể đối với danh từ). Tuy vậy, có hai cặp từ lặp lại trong một ngữ cảnh hẹp, cho thấy dụng ý nhấn mạnh của tác giả: song tiền (ngoài cửa sổ) – song khích (khe cửa sổ) đều nhấn mạnh sự ngăn cách; khán (ngắm – người ngắm trăng) – khán (ngắm – trăng ngắm người) thể hiện sự giao hoà không cách biệt giữa người và trăng, khi cùng vượt qua sự cách bức.
c. Đối cú pháp: Cấu trúc cú pháp của hai câu thơ giống nhau, có thể sơ đồ hoá theo mô hình Chủ ngữ – Vị ngữ 1 – Trạng ngữ – Vị ngữ 2 – Bổ ngữ.
Cú pháp đối thống nhất, chặt chẽ; thể hiện hai sự vận động ngược chiều nhưng hướng về nhau (đồng hướng) của chủ thể và khách thể.
d. Đối ý: Đối về ý là hệ quả của các biểu hiện đối về từ loại và cú pháp. Logic ý của cặp câu thơ đồng thời là cách cấu tứ đặc biệt của cặp câu: Người chủ động vượt qua cách bức để tìm trăng (câu 3); Trăng chủ động vượt qua cách bức đã tìm người (câu 4).
Nhờ logic đối ở trên: vật ngăn cách (song: cửa sổ) trở thành nơi gặp gỡ; tù nhân (câu 3) biến thành thi nhân (câu 4). Chủ thể ở câu này chuyển hoá thành đối tượng (khách thể) ở câu kia.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài tập 8 trang 6 hay khác:
- Câu 1 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Tra từ điển và giải thích nghĩa của yếu tố vọng (trong nhan đề bài thơ). Hãy tìm một số từ ghép Hán Việt có chứa yếu tố vọng (nêu khoảng ba từ cho mỗi nghĩa chính của yếu tố này).
- Câu 2 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Nhan đề bài thơ (Vọng nguyệt), ngoài cách dịch phổ biến là Ngắm trăng, còn có một cách dịch khác là Ngóng trăng (xem thêm: Nhiều tác giả, Văn bản tác phẩm Hán Nôm trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2018, tr. 242). Hãy so sánh hai cách dịch trên và nêu ý kiến của bạn.
- Câu 4 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Sự hoán đổi giữa chủ thể ngắm (khán) và khách thể (đối tượng của động thái ngắm) trong hai câu sau đã thể hiện sự chuyển hoá vị thế của nhân vật trữ tình như thế nào?
- Câu 5 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Bạn cảm nhận như thế nào về đời sống tâm hồn của nhà thơ được thể hiện trong tác phẩm Vọng nguyệt?
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT