Bạn hiểu như thế nào về ý sau đây của tác giả nhận định Chính lối tự sự có thể gọi là kết cấu gấp hộp này

Bạn hiểu như thế nào về ý sau đây của tác giả nhận định Chính lối tự sự có thể gọi là kết cấu gấp hộp này

Câu 3 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Bạn hiểu như thế nào về ý sau đây của tác giả nhận định: “Chính lối tự sự có thể gọi là kết cấu gấp hộp này đã làm cân bằng và trì hoãn một cách hầu như hoàn mĩ đối với sự mạo hiểm của tính trữ tình quá độ trong cốt truyện tiểu thuyết”?

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

Trả lời:

“Chính lối tự sự có thể gọi là kết cấu gấp hộp này đã làm cân bằng và trì hoãn một cách hầu như hoàn mĩ đối với sự mạo hiểm của tính trữ tình quá độ trong cốt truyện tiểu thuyết” được hiểu:

- “Tính trữ tình” là một phẩm chất cần có, thường có của sáng tác, giúp sáng tác có thể tác động mạnh vào cảm xúc của người tiếp nhận, tạo nên sự đồng cảm giữa nghệ sĩ và công chúng nghệ thuật khi cùng hướng tới một vấn đề nào đó. Mặc dù tính trữ tình có mặt tích cực, nhưng nếu bị lạm dụng, nó dễ hướng người tiếp nhận đi tới những phản ứng cảm tính, thiếu suy xét và không nhận thức được vấn đề một cách thấu đáo. Trong trường hợp này, tính trữ tình thông thường đã chuyển sang “tính trữ tình quá độ” – một điều mà các tác phẩm của nghệ thuật hiện đại rất muốn tránh.

- Từ điều nêu trên, có thể thấy, một yêu cầu đặt ra đối với các tác phẩm của nghệ thuật hiện đại là phải làm sao giảm bớt tính trữ tình để tạo nên sự cân bằng giữa cảm xúc và lí trí; không chi phối, thao túng tâm lí người tiếp nhận mà khơi gợi ở họ ý thức truy xét vấn đề, tìm hiểu bản chất của sự vật, sự việc.

- “Kết cấu gấp hộp” là một trong những thủ pháp mà các tác phẩm thuộc văn học hiện đại thường sử dụng để kích thích sự năng động của người đọc, không bày sẵn những lời giải mà chỉ đưa ra một số dữ kiện cần thiết để người đọc tự xác định, tự tìm lấy câu trả lời thích hợp. Theo đó, các yếu tố tình cảm và lí trí đều được huy động trong quá trình độc giả tiếp xúc với tác phẩm. Có thể lấy một ví dụ rất sát với vấn đề này ngay trong tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh: nhân vật “tôi” thoạt đầu đã có những đánh giá không tích cực về đống bản thảo mà Kiên bỏ lại, nhưng sau đó, nhân vật “tôi” đã tìm được cách đọc phù hợp để cuối cùng đồng cảm hoàn toàn với Kiên, hiểu rõ những gì mà Kiên muốn thể hiện qua các trang viết của mình.

Quảng cáo

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài tập 6 trang 7 hay khác:

Quảng cáo

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên