Giải SBT Ngữ Văn 6 Bài 2: Tiếng Việt trang 19, 20 - Chân trời sáng tạo

Giải SBT Ngữ Văn 6 Bài 2: Tiếng Việt trang 19, 20 - Chân trời sáng tạo

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài 2: Tiếng Việt trang 19, 20 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 6.

Quảng cáo

Câu 1 trang 19 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Chọn câu trả lời đúng để điền vào chỗ trồng trong câu sau:

Bên cạnh chức năng (1)... cho sự việc trong câu, trạng ngữ còn có chức năng (2)... các câu trong một đoạn, làm cho đoạn văn được liền mạch.

a. (1) nhấn mạnh ý nghĩa - (2) bổ sung thông tin

b. (1) bổ sung ý nghĩa - (2) liên kết

e. (1) bổ sung chi tiết - (2) kết hợp

d. (1) cung cấp thông tin - (2) nhấn mạnh

Trả lời:

Đáp án b

Câu 2 trang 20 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Cho các cặp câu sau đây:

a1. Người anh lấy vợ.

a2. Ít lâu sau, người anh lấy vợ.

b1. Người em ngày ngày vác rựa vào rừng chặt củi làm kế sinh nhai.

b2. Từ đó, người em ngày ngày vác rựa vào rừng chặt củi làm kế sinh nhai.

c1. Hắn thấy em mình tìm đến mời về nhà ăn giỗ.

c2. Một hôm vào ngày giỗ cha, hắn thấy em mình tìm đến mời về nhà ăn giỗ.

- Em hãy chỉ ra sự khác nhau ở từng cặp câu trên.

- Phần trạng ngữ đó có tác dụng gì trong câu?

Trả lời:

- Sự khác nhau ở từng cặp câu; câu thứ 3 trong mỗi cặp câu có thêm thành phần trạng ngữ.

- Các trạng ngữ đó có tác dựng bổ sung thông tin cho sự việc diễn ra trong câu, làm cho ý nghĩa của câu trở nên rõ ràng, đầy đủ hơn.

Câu 3 trang 20 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Cho hai đoạn văn sau:

a. Anh chàng nhìn thấy xung quanh mình có những cục vàng sáng chói thì mừng lắm, bèn chờ cho chúng đi khuất mới đứng dậy nhặt đầy túi mang về. Anh chàng hết làm nhà cửa lại tậu ruộng vườn, nuôi trâu bò, cuộc đời muôn phần tươi hơn trước.

b. Anh chàng nhìn thấy xung quanh mình có những cục vàng sáng chói thì mừng lắm, bèn chờ cho chúng đi khuất mới đứng dậy nhặt đầy túi mang về. Từ khi trở nên giàu có, anh chàng hết làm nhà cửa lại tậu ruộng vườn, nuôi trâu bò, cuộc đời muôn phần tươi hơn trước.

- Em hãy so sánh xem có gì khác nhau giữa hai đoạn văn.

- Phần trạng ngữ đó có tác dụng gì trong câu?

- Phần trạng ngữ đó có tác dụng gì trong đoạn văn?

Trả lời:

- Sự khác nhau giữa 2 đoạn văn: đoạn b, câu 2 có thêm thành phần trạng ngữ.

- Trạng ngữ đó có tác dụng bổ sung thông tin cho sự việc diễn ra trong câu 2, làm cho ý nghĩa câu 2 trở nên rõ ràng, đầy đủ hơn.

- Trong cả đoạn văn b, trạng ngữ đó có tác dụng liên kết câu 1 và 2 về mặt nội dung, cho thấy sự việc này diễn ra tiếp sau sự việc kia. Ý nghĩa của đoạn văn trở nên sáng rõ hơn.

Câu 4 trang 20 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Hãy hoàn chỉnh đoạn văn sau bằng cách thêm các trạng ngữ cho sẵn vào chỗ trống:

sau đó, trên các nẻo đường, ít lâu sau.

(a)............, nhà vua mở hội luôn mấy đêm ngày. Già trẻ trai gái các làng đều nô nức đi xem. (b)..............., quần áo mớ ba mớ bảy dập dìu tuôn về kinh như nước chảy. Hai mẹ con con Cám cũng sắm sửa quần áo đẹp để đi trẩy hội. Thấy Tấm cũng muốn đi, nụ dì ghẻ nguýt dài. (c)............., mụ lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc, bảo Tấm...

Em có nhận xét gì về ý nghĩa của câu văn, đoạn văn sau khi đã thêm các trạng ngữ?

Trả lời:

Các trạng ngữ được thêm vào chỗ trống:

a. Ít lâu sau

b. Trên các nẻo đường

c. Sau đó

Nhận xét:

- Ở phạm vi câu: Sau khi thêm trạng ngữ, các câu có thông tin đầy đủ hơn, vì vậy ý nghĩa trở nên rõ ràng hơn.

- Ở phạm vi đoạn: Các câu được liên kết chặt chẽ hơn về nội dung (vì có đủ thông tin về thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc). Ý nghĩa của đoạn vì vậy trở nên sáng rõ hơn.

Câu 5 trang 20 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 6 câu, trong đó sử dụng ít nhất 2 trạng ngữ.

Chỉ ra tác dụng của các trạng ngữ đó trong câu văn, đoạn văn.

Trả lời:

Thời tiết những dạo gần đây thật khiến người ta cảm thấy thật thoải mái. Mùa đông đã thật sự về.Cái lạnh lẽo đã thế chỗ cho sự nóng nực, oi bức của mùa hè. Gần đây, những đợt không khí lạnh liên tiếp đổ về với những đợt gió mùa khiến cho những ai yêu mùa đông cảm thấy thật sự thích thú. Lạnh nhưng không đến mức rét cắt da cắt thịt, trong cái lạnh ta vẫn cảm thấy được một sự hân hoan như không khí Tết về. Hôm nay, trời còn lất phất mưa phùn tưởng như Tết, mùa xuân đã về tới ngõ.

- Trạng ngữ được sử dụng: Gần đây, Hôm nay

- Tác dụng của trạng ngữ: đây đề là trạng ngữ chỉ thời gian, giúp bổ sung ý nghĩa cho câu và liên kết các câu trong đoạn.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn, giải sách bài tập Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách bài tập Ngữ văn lớp 6 Tập 1, Tập 2 bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục). Bản quyền giải sách bài tập Ngữ văn lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Các loạt bài lớp 6 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên