SBT Ngữ văn 7 Bài 6: Đọc trang 5, 6 - Chân trời sáng tạo

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 6: Đọc trang 5, 6 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7.

Giải SBT Ngữ văn 7 Bài 6: Đọc trang 5, 6 - Chân trời sáng tạo

Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Trình bày khái niệm và yêu cầu của văn nghị luận về một vấn đề đời sống (nghị luận xã hội).

Trả lời:

Quảng cáo

Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống (nghị luận xã hội) viết ra nhằm bàn về một sự vật, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, hay một vấn đề thuộc lĩnh vực thuộc tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.

Đặc điểm:

- Thể hiện rõ ý kiến của người viết về vấn đề bàn luận.

- Trình bày lí lẽ, bằng chứng thuyết phục người đọc, người nghe.

- Sắp xếp ý kiến, lí lẽ theo trình tự hợp lí.

Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Dựa vào bảng sau em hãy nêu điểm giống và khác nhau giữa văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống và văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống

Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

Giống

Khác (về đề tài, ý kiến, lí lẽ, bằng chứng)

Trả lời:

Quảng cáo

Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống

Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

Giống

Thuộc thể loại văn nghị luận, viết nhằm thuyết phục người đọc về ý kiến, quan điểm của người viết.

- Có yếu tố cơ bản là ý kiến, lí lẽ, bằng chứng. Lí lẽ và bằng chứng cần thuyết phục, làm sáng tỏ ý kiến; cần được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

Khác (về đề tài, ý kiến, lí lẽ, bằng chứng)

- Đề tài về lĩnh vực đời sống: hiện tượng đời sống, tư tưởng đạo lí.

- Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng xoay quanh vấn đề đời sống. Lí lẽ là những kiến giải của người viết về vấn đề đời sống. Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu, … từ đời sống.

- Đề tài về văn học: là một khía cạnh về nội dung và hình thức của tác phẩm văn học.

- Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng xoay quanh tác phẩm văn học cần phân tích. Lí lẽ là những phân tích, lí giải về tác phẩm. Bằng chứng là những từ ngữ, chi tiết, trích dẫn, … từ tác phẩm để làm sáng tỏ lí lẽ.

Câu 3 trang 5 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Khi đọc văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống, em nên chú ý điều gì?

Trả lời:

Quảng cáo

Khi đọc văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống, em nên:

- Xác định ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được nêu trong văn bản.

- Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.

- Chỉ ra mục đích viết của văn bản và mối quan hệ giữa mục đích viết.

Câu 4 trang 5 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Chỉ ra câu văn thể hiện lí lẽ, câu văn thể hiện bằng chứng trong đoạn văn sau:

Quan trọng hơn cả, tự học còn là một thú vui rất thanh nhã, nó nâng cao tâm hồn ta lên. Ta vui vì thấy khả năng của ta đã thăng tiến và ta giúp đời nhiều hơn trước. Một thầy kí, một bác nông phu, bất kì hạng người nào, nếu chịu học hỏi tìm kiếm, cũng có thể cải thiện phương pháp làm việc của mình, và giảng giải những kinh nghiệm của mình cho người khác. Sau cùng, còn gì vui bằng tìm tòi và khám phá: Pát-xơ-tơ (Pasteur), Anh-xơ-tanh (Einstein), hai vợ chồng Kiu-ri (Curie) và hàng trăm nhà bác học khác, suốt đời nghèo nàn mà lúc nào cũng mãn nguyện hơn những vua chúa trên ngai vàng, cả tháng cả năm tự giam trong phòng thí nghiệm, không hề biết những tiêu khiển của người đời mà thấy thời giờ trôi qua vẫn quá mau, là nhờ thú tự học tìm tòi của họ.

(Theo Nguyễn Hiến Lê, Tự học – một nhu cầu thời đại,

NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2007)

Trả lời:

Quảng cáo

- Các câu văn thể hiện lí lẽ trong đoạn văn: Quan trọng hơn cả, tự học còn là một thú vui rất thanh nhã nó nâng cao tâm hồn ta lên. Ta vui vì thấy khả năng của ta đã thăng tiến và giúp đời nhiều hơn trước.

- Các câu văn thể hiện bằng chứng trong đoạn văn: Một thầy kí, một bác nông phu, bất kì hạng người nào, nếu chịu học hỏi tìm kiếm, cũng có thể cải thiện phương pháp làm việc của mình, và giảng giải những kinh nghiệm của mình cho người khác. Sau cùng, còn gì vui bằng tìm tòi và khám phá: Pát-xơ-tơ (Pasteur), Anh-xơ-tanh (Einstein), hai vợ chồng Kiu-ri (Curie) và hàng trăm nhà bác học khác, suốt đời nghèo nàn mà lúc nào cũng mãn nguyện hơn những vua chúa trên ngai vàng, cả tháng cả năm tự giam trong phòng thí nghiệm, không hề biết những tiêu khiển của người đời mà thấy thời giờ trôi qua vẫn quá mau, là nhờ thú tự học tìm tòi của họ.

Câu 5 trang 6 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Đừng sợ thất bại

Theo Kim Thị Mùa Đông

Nếu ta muốn sống một cuộc đời mà không phạm sai lầm nào, làm gì được nấy thì hoặc là ta ảo tưởng hoặc là ta hèn nhát trước cuộc đời. Bởi cuộc đời giống như một con đường không phải lúc nào cũng tràn ngập hoa thơm và ánh nắng, sẽ có những đoạn đường đầy gai góc, đầy mưa và bão tố. Những lúc như thế, ta có thể ngã khụy xuống nhưng ta không thể đầu hàng, tuyệt vọng, bởi đó không phải là con đường cùng, thất bại không phải là ta vô dụng, ngu ngốc mà chỉ là thành công bị trì hoãn mà thôi. Có thể nói, dám đối mặt và đứng lên từ thất bại là một bài học quan trọng cho chúng ta trên đường đời.

Thất bại là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống, quan trọng là ta phải biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, đối diện với sự thật và rút ra những bài học kinh nghiệm. Do vậy, đừng vì thất bại mà nản chí, mất niềm tin vào bản thân mình và cuộc sống, hãy biến thất bại thành bàn đạp vươn lên đến thành công.

Lu-y Pát-xơ-tơ (Louise Pasteur) – nhà khoa học nổi tiếng thế giới, người có công vĩ đại trong việc tìm ra vắc xin (vaccine) phòng dại đã từng chỉ là sinh viên bình thường trong số những sinh viên chưa tốt nghiệp, từng xếp hạng 15/22 ở môn Hóa. Ông cũng phải nếm mùi thất bại và khó khăn khi công bố phát minh của mình về sự tiệt trùng. Người đương thời không công nhận ông. Nhưng điều kì diệu là ông luôn có niềm tin mãnh liệt vào bản thân mình và sự đúng đắn của khoa học, luôn rút ra kinh nghiệm sau mỗi lần thất bại. Sự kiên nhẫn và niềm tin ấy đã làm cho tên tuổi của ông tỏa sáng mãi trong lịch sử văn minh nhân loại.

Bạn biết không? “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy” (Nguyễn Khải). Vậy thì hãy dũng cảm lên bạn ơi! Đừng bao giờ nghĩ là ta đã thất bại mà đó chỉ là một bước lùi cho ba bước tiến và hãy học cách đứng dậy sau khi vấp ngã. Có gì đâu khi “thất bại là mẹ thành công” và nếu không có mùa đông thì mùa xuân đã không dễ chịu đến thế; nếu đôi khi chúng ta không nếm trải khó khăn thì không thể cảm nhận vị của thành công lại ngọt ngào đến thế.

(In trong Tuyển tập đề bài văn nghị luận xã hội, tập một,

NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2014)

a. Văn bản trên được viết ra nhằm mục đích gì?

b. Vẽ sơ đồ thể hiện ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản.

c. Em có nhận xét gì về bằng chứng tác giả nêu ra tring văn bản? Việc đưa bằng chứng như vậy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích văn bản?

d. Chỉ ra các đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống thể hiện trong Đừng sợ thất bại.

đ. Tại sao tác giả cho rằng thất bại là “một bước lùi cho ba bước tiến”?

e. Theo em, việc học hỏi từ thất bại sẽ mang đến cho chúng ta lợi ích gì?

Trả lời:

a. Văn bản được viết ra nhằm mục đích thuyết phục người đọc về việc đối mặt và vượt qua thất bại.

b. Vẽ sơ đồ dàn ý dựa trên những nội dung sau:

- Ý kiến: dám đối mặt và đứng lên từ thất bại là một bài học quan trọng cho chúng ta trên đường đời.

- Lí lẽ: thất bại là điều khó tránh, nhưng nếu đối diện với thất bại ta sẽ có được kinh nghiệm và vươn đến thành công.

- Bằng chứng: Lu-y Pát-xơ-tơ, thất bại nhiều lần những vẫn giữ niềm tin vào khoa học, rút kinh nghiệm và kiên trì, nhờ đó thành công.

c.

- Bằng chứng tác giả nêu ra là một nhân vật nổi tiếng, có nhiều đóng góp, được nhiều người biết đến và thừa nhận, đồng thời cũng là một tấm gương sáng cho việc vươn lên từ thất bại.

- Việc chọn bằng chứng như vậy làm tăng sức thuyết phục cho văn bản, giúp người đọc thêm tin vào bài học vượt lên thất bại.

d. Có thể chỉ ra một số đặc điểm như: thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết về vấn đề, có lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, lí lẽ và bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

đ/ Tác giả cho rằng thất bại là “một bước lùi cho ba bước tiến” bởi vì nếu ta dám đối mặt và học hỏi từ thất bại, thì đó chỉ là một “thành công bị trì hoãn” cho ta nhiều kinh nghiệm, từ đó làm nên những thành công lớn lao hơn trong tương lai.

e. Hãy liên hệ với trải nghiệm thực tế của bản thân để trả lời. Có thể nêu một số ý như: học hỏi từ thất bại cho ta kinh nghiệm sống; giúp ta rèn luyện bản lĩnh sống để trưởng thành, cứng cỏi hơn; giúp ta khám phá những tiềm năng của bản thân; giúp ta thấu hiểu những người xung quanh, …

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sách bài tập Ngữ văn 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên