Mục Đọc hiểu văn bản nghị luận nêu lên những loại văn bản nào?
Mục Đọc hiểu văn bản nghị luận nêu lên những loại văn bản nào?
Câu 8 trang 6 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi cuối mục 4. Đọc hiểu văn bản nghị luận và mục 5. Đọc hiểu văn bản thông tin, SGK)
a) Mục Đọc hiểu văn bản nghị luận nêu lên những loại văn bản nào? Theo em, điểm giống nhau và khác nhau giữa các loại văn bản này là gì? Khi đọc văn bản nghị luận, cần chú ý những gì?
b) Các văn bản thông tin được học trong sách Ngữ văn 8 gồm những loại văn bản nào? Cần lưu ý những gì về yêu cầu đọc hiểu văn bản thông tin?
Trả lời:
a) Loại văn bản nghị luận trong sách Ngữ văn 8 gồm nghị luận xã hội trung đại, nghị luận xã hội hiện đại và nghị luận văn học: vẻ đẹp của tác phẩm văn học (gắn với các văn bản đã học trong sách Ngữ văn 8).
- Điểm giống nhau là các văn bản đều có chung đặc điểm của văn nghị luận (sử dụng các luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc).
- Điểm khác nhau là nghị luận xã hội trung đại được học các thể văn hịch, cáo, chiếu. Đây là các tác phẩm nổi tiếng trong lịch sử văn học dân tộc. Văn nghị luận hiện đại khác với nghị luận trung đại nhưng các văn bản trong bài học này đều tập trung vào chủ đề yêu nước và tự hào dân tộc.
Với nghị luận văn học, các văn bản đều tập trung viết về các tác phẩm, tác giả liên quan đến các bài đã học trong sách Ngữ văn 8.
- Khi đọc văn bản nghị luận, các em cần chú ý:
+ Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản.
+ Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng, vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.
+ Phân tích được lí lẽ, bằng chứng khách quan với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết.
+ Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại.
b)
Loại văn bản thông tin |
Tên văn bản |
Văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên. |
+ Sao băng + Nước biển dâng: Bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI + Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại + Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường? |
Văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim. |
+ Lá cờ thêu sáu chữ vàng – Tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi. + Bộ phim Người cha và con gái + Cuốn sách Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ + Tập truyện Quê mẹ của nhà văn Thanh Tịnh |
- Khi đọc văn bản thông tin các em cần chú ý:
+ Nhận biết và phân tích được đặc điểm của kiểu văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên, văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim đã xem, chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.
+ Nhận biết và phân tích được cách trình bày thông tin trong văn bản như: trật tự thời gian, quan hệ nguyên nhân kết quả, mức độ quan trọng của đối tượng, so sánh, đối chiếu.
+ Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản, vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin đó của văn bản.
+ Đánh giá được hiệu quả biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản cụ thể.
+ Liên hệ được thông tin trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại.
Lời giải sách bài tập Văn 8 Bài mở đầu hay khác:
- Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Những dòng nào nêu đúng yêu cầu cần đạt của Bài Mở đầu?
- Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Phương án nào nêu đúng những loại văn bản lớn trong SGK Ngữ văn 8?
- Câu 3 trang 5 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Phương án nào nêu đúng tên các thể loại truyện trong SGK Ngữ văn 8
- Câu 4 trang 5 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: SGK Ngữ văn 8 hướng dẫn em đọc hiểu những thể loại thơ nào?
- Câu 5 trang 6 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Phương án nào nêu đúng tên các kịch bản văn học trong SGK Ngữ văn 8?
- Câu 6 trang 6 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Dựa vào nội dung mục 2. Đọc hiểu văn bản thơ của Bài Mở đầu, từ thông tin ở cột giữa
- Câu 7 trang 6 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi cuối mục 3. Đọc hiểu văn bản hài kịch, SGK)
- Câu 9 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi cuối mục 6. Rèn luyện tiếng Việt, SGK) Đọc mục Rèn luyện tiếng Việt và thực hiện các yêu cầu sau
- Câu 10 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc phần II. Học viết trong Bài Mở đầu và thực hiện các yêu cầu sau
- Câu 11 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc Bài Mở đầu (phần III. Học nói và nghe), tóm tắt các nội dung, yêu cầu của kĩ năng nói và nghe theo bảng sau
- Câu 12 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc phần Cấu trúc của sách Ngữ văn 8 và nêu nhiệm vụ của học sinh (HS) vào cột bên phải theo bảng sau
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải SBT Văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Bài tập Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB ĐH Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều