Cho hai tình huống sau trang 33 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2
Cho hai tình huống sau trang 33 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2
Câu 5 trang 33 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Cho hai tình huống sau:
A. Trong lớp học, cô giáo hỏi Nam: Cô giáo: Hôm qua, lớp mình học đến phần nào rồi nhỉ? Nam: Tri thức Ngữ văn. |
B. Trong giờ giải lao, Quang và Nam nói chuyện với nhau: Quang: Hôm qua, lớp mình học đến phần nào rồi nhỉ? Nam: Tri thức Ngữ văn. |
a. Với câu hỏi của cô giáo và Quang ở hai tình huống trên, chúng ta có thể có những câu trả lời nào?
b. Theo em, câu trả lời của Nam trong mỗi tình huống có phù hợp không? Vì sao?
Trả lời:
a.
- Với câu hỏi của cô giáo ở tình huống A, chúng ta có thể có những câu trả lời sau:
(1) Dạ, phần Tri thức Ngữ văn ạ.
(2) Dạ thưa cô, lớp mình học đến phần Tri thức Ngữ văn.
(3) Dạ, lớp mình học đến phần Tri thức Ngữ văn ạ.
(4) Dạ, hôm qua, lớp mình học đến phần Tri thức Ngữ văn ạ.
Chúng ta có thể trả lời bằng một câu rút gọn nhưng nên thêm “ạ”, “dạ” để thể hiện sự lễ phép trong tình huống này.
- Với câu hỏi của Quang ở tình huống B, chúng ta có thể có những câu trả lời sau:
(1) Tri thức Ngữ văn.
(2) Phần Tri thức Ngữ văn.
(3) Lớp mình học đến phần Tri thức Ngữ văn.
(4) Hôm qua, lớp mình học đến phần Tri thức Ngữ văn.
b. Câu trả lời của Nam (Tri thức Ngữ văn) phù hợp trong tình huống b (tình huống giao tiếp giữa bạn bè) nhưng không phù hợp trong tình huống a (tình huống giao tiếp giữa cô giáo và học sinh; ngôn ngữ học sinh sử dụng cần có sự lễ phép, kính trọng). Trong tình huống a, câu trả lời của Nam được đánh giá là thiếu lễ phép với cô giáo. Do đó, Nam cần trả lời bằng một câu đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ hoặc một câu rút gọn nhưng cần thêm các từ ngữ thể hiện sự kính trọng (như các ví dụ ở đáp án của câu a).
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 7 Tiếng Việt trang 32, 33 hay khác:
- Câu 1 trang 32 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Chỉ ra những câu rút gọn trong đoạn trích dưới đây. Khôi phục lại các thành phần bị rút gọn và cho biết tác dụng của việc sử dụng loại câu này.
- Câu 2 trang 32 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Xác định câu đặc biệt trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của loại câu này trong mỗi trường hợp:
- Câu 3 trang 33 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Tìm câu rút gọn và câu đặc biệt có trong trường hợp sau. Chỉ ra dấu hiệu để phân biệt hai loại câu này.
- Câu 4 trang 33 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Xác định chức năng của các thành phần được in đậm trong câu sau. Thành phần này có thể được tách ra tạo thành câu đặc biệt không? Vì sao?
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
SBT Ngữ Văn 9 Bài 6: Những vấn đề toàn cầu (Văn bản nghị luận)
SBT Ngữ Văn 9 Bài 8: Những cung bậc tình cảm (Thơ song thất lục bát)
SBT Ngữ Văn 9 Bài 9: Những bài học từ trải nghiệm đau thương (Kịch - bi kịch)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài giải sbt Văn 9 Chân trời sáng tạo của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Bài tập Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST