Căn cứ vào nội dung bài thơ, hãy cho biết cách hiểu của tác giả về các khái niệm
Căn cứ vào nội dung bài thơ, hãy cho biết cách hiểu của tác giả về các khái niệm
Câu 3 trang 27 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Căn cứ vào nội dung bài thơ, hãy cho biết cách hiểu của tác giả về các khái niệm: cần lao, dân tộc, giang sơn, Tổ quốc.
Trả lời:
– Cần lao vừa có thể được dùng như tính từ, chỉ sự cần cù trong lao động, vừa có thể được dùng như danh từ, chỉ người lao động nói chung. Trong bài thơ, cần lao hiện lên như một đối tượng được tác giả yêu quý, ngưỡng mộ, tôn vinh.
– Dân tộc được tác giả bài thơ hiểu như một khái niệm thiêng liêng, luôn gợi lên cảm xúc tự hào, thể hiện được sự gắn kết giữa tất cả những con người đã chung tay xây dựng nên đất nước Việt Nam.
– Giang sơn cũng được nhìn nhận là một khái niệm thiêng liêng. Khi nhắc đến nó, trong lòng nhà thơ dấy lên niềm xúc động lớn lao, do nhà thơ ý thức sâu sắc rằng giang sơn là thành quả vĩ đại mà nhân dân đã phải đổ bao nhiêu mồ hôi và máu để tạo nên trong suốt chiều dài lịch sử.
– Tổ quốc, trong cảm nhận của nhà thơ, cũng là một khái niệm đặc biệt. Vì thế, câu thơ chỉ có từ Tổ quốc ở cuối bài mang âm điệu như nghẹn ngào, do niềm xúc động đã được đẩy lên tột đỉnh.
Có thể thấy: Khi được tắm đẫm trong tình cảm yêu thương sâu nặng của nhà thơ, các từ cần lao, dân tộc, giang sơn, Tổ quốc không còn tồn tại như những khái niệm khô khan mà đã trở thành hình tượng sống động, tác động mạnh vào cảm xúc và nhận thức của người đọc.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài tập 4 trang 27 hay khác:
- Câu 1 trang 27 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Có thể xếp bài thơ Tình sông núi vào loại tác phẩm văn học viết về đề tài gì? Kể tên một số bài thơ của các tác giả khác mà em cho rằng có cùng đề tài với Tình sông núi.
- Câu 2 trang 27 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Khi say ngắm sông núi quê hương, tác giả có ấn tượng mạnh nhất về điều gì? Dựa vào đâu mà em nhận định như vậy?
- Câu 4 trang 27 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Tình sông núi là bài thơ đậm chất tạo hình. Nếu được thể hiện tác phẩm này bằng ngôn ngữ hội hoạ, em sẽ vẽ những gì? (Nêu dự định của em về bố cục, hình tượng trung tâm và các chi tiết đặc tả,...)
- Câu 5 trang 27 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Trong tuỳ bút Lòng yêu nước, nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua (Ilya Ehrenburg) đã viết: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga (Volga), con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.” (dẫn theo Ngữ văn 6, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2011, tr. 107). Cách nhìn nhận đó của nhà văn Nga giúp em hiểu thêm gì về mạch cảm xúc của bài thơ Tình sông núi? Hãy viết đoạn văn (có độ dài tuỳ chọn) để trả lời câu hỏi này.
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài giải sbt Văn 9 Kết nối tri thức của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Bài tập Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT