Hình ảnh so sánh trong các câu thơ Sông Đáy chảy vào đời tôi/ Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ
Hình ảnh so sánh trong các câu thơ Sông Đáy chảy vào đời tôi/ Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ
Câu 4 trang 38 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Hình ảnh so sánh trong các câu thơ “Sông Đáy chảy vào đời tôi/ Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả” gợi cho em cảm nhận như thế nào về dòng sông quê hương và người mẹ trong tâm trí của nhân vật “tôi”?
Trả lời:
Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng nối từ câu thơ “Sông Đáy chảy vào đời tôi” sang câu thơ “Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi chiều đi làm về vất vả”. Do đó, ta có:
Vế A |
Từ ngữ so sánh |
Vế B |
sông Đáy |
như |
mẹ tôi |
Phương diện so sánh của A |
|
Phương diện so sánh của B |
chảy (vào đời tôi) |
|
gánh nặng (rẽ vào ngõ...) |
Như vậy “sông Đáy” được liên tưởng tương đồng với “mẹ tôi”. Hình ảnh dòng sông “chảy” gợi liên tưởng tới hình ảnh người mẹ “gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi chiều đi làm về vất vả”. Như vậy, dòng sông không chỉ là một dòng chảy của thiên nhiên, với nhịp điệu của con nước mà trĩu nặng trong đó là nhịp bước chân mẹ trong cuộc đời tần tảo, lam lũ, vất vả, trĩu nặng lo toan nhưng cũng tràn đầy yêu thương. Dường như nhịp chảy của dòng sông và nhịp bước chân mẹ đã hoà vào nhau trong tâm trí của người con: nhịp của phù sa, của lao động, của yêu thương gấp gáp mà trĩu nặng nỗi niềm...
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài tập 1 trang 37 hay khác:
- Câu 1 trang 38 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Bài thơ Sông Đáy thuộc thể thơ nào?
- Câu 2 trang 38 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Những yếu tố nào giúp em nhận biết thể thơ của bài thơ Sông Đáy?
- Câu 3 trang 38 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ: “Một cây ngô cuối vụ khô gầy/ Suốt đời buồn trong tiếng lá reo”
- Câu 4 trang 38 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Phương án nào sau đây chỉ bao gồm các từ láy được dùng trong đoạn thơ được trích dẫn?
- Câu 1 trang 38 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Theo em, “tôi” trong bài thơ là ai?
- Câu 2 trang 38 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: “Sông Đáy” và “mẹ tôi” là những hình tượng xuyên suốt mạch cảm xúc của bài thơ. Mạch cảm xúc đó được thể hiện như thế nào qua các khổ thơ?
- Câu 3 trang 38 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: “Sông Đáy” trong bài thơ vừa là một dòng sông thực, vừa gợi liên tưởng đến những ý nghĩa rộng hơn. Theo em, đó có thể là những ý nghĩa gì?
- Câu 5 trang 38 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Chỉ ra những hình ảnh gợi mối liên hệ sâu sắc giữa dòng sông và người mẹ trong tâm hồn, kí ức của nhân vật “tôi”. Nêu cảm nhận, suy nghĩ của em về những hình ảnh đó.
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài giải sbt Văn 9 Kết nối tri thức của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Bài tập Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT