Trong nghiên cứu di truyền, nguyên tắc bổ sung đóng vai trò rất quan trọng vì

Giải SBT Sinh học 10 Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào

Bài 6.25 trang 21 sách bài tập Sinh học lớp 10: Trong nghiên cứu di truyền, nguyên tắc bổ sung đóng vai trò rất quan trọng vì nguyên tắc này được dùng trong phương pháp lai phân tử với nhiều mục đích nghiên cứu khác nhau. Tùy theo mục đích mà người ta có thể tiến hành các kiểu lai phân tử khác nhau như DNA – DNA, DNA – RNA và RNA – RNA. Trong đó, kiểu DNA – DNA để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài khác nhau.

Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa loài A và loài B, người ta tiến hành như sau:

(1) Cho mẫu DNA của hai loài A (không có đánh dấu) và loài B (có đánh dấu) vào trong một dung dịch thích hợp.

(2) Đun dung dịch trên ở nhiệt độ khoảng 80 – 90 °C.

(3) Hạ từ từ nhiệt độ đến khi dung dịch nguội hẳn.

(4) Thu mẫu các phân tử DNA, phân tích kết quả và đưa ra kết luận.

Dựa vào thông tin trên, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Việc đun dung dịch chứa hai mẫu DNA ở nhiệt độ khoảng 80 – 90 °C có tác dụng gì?

b) Tại sao sau khi đun, người ta lại hạ từ từ nhiệt độ xuống? Nếu hạ nhiệt độ một cách đột ngột sẽ gây ảnh hưởng gì đến kết quả nghiên cứu?

c) Người ta sẽ thu được các phân tử DNA như thế nào từ dung dịch sau khi để nguội?

d) Dựa vào đâu để có thể xác định mối quan hệ họ hàng giữa loài A và loài B từ các phân tử DNA thu nhận được?

Quảng cáo

Lời giải:

a) Việc đun dung dịch chứa hai mẫu DNA ở nhiệt độ khoảng 80 – 90 °C có tác dụng gây biến tính DNA, có nghĩa là lúc này, các liên kết hydrogen giữa hai mạch DNA bị phá vỡ dẫn đến hai mạch tách rời nhau.

b) Hạ nhiệt độ xuống từ từ giúp các mạch polynucleotide dần liên kết trở lại với nhau theo nguyên tắc bổ sung. Nếu hạ nhiệt độ xuống đột ngột sẽ gây sốc nhiệt, làm hư hỏng cấu trúc DNA.

c) Các loại phân tử DNA có thể thu được gồm: (1) DNA chứa cả hai mạch của loài A, (2) DNA chứa cả 2 mạch của loài B, (3) DNA chứa một mạch của loài A và một mạch của loài B.

d) Dùng các phân tử DNA chứa một mạch của loài A và một mạch của loài B, xem tỉ lệ bắt cặp bổ sung của 2 mạch với nhau. Tỉ lệ bắt cặp bổ sung càng cao thì hai loài A và B có quan hệ họ hàng càng gần và ngược lại.

Quảng cáo


Xem thêm các bài giải sách bài tập Sinh học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên