Hình bên chụp các cây đước (Rhizophora mucronata) mọc ở các vùng đầm lầy ven biển
Giải SBT Sinh học 12 Chương 6: Môi trường và sinh thái học quần thể - Kết nối tri thức
Câu 76 trang 63 sách bài tập Sinh học 12: Hình bên chụp các cây đước (Rhizophora mucronata) mọc ở các vùng đầm lầy ven biển ở miền Nam Việt Nam.
a) Hãy dùng thế nước để giải thích vì sao những loài thực vật sống ở vùng đầm lầy ngập mặn ven biển như cây đước lấy nước rất khó khăn dù nước có rất nhiều trong môi trường sống của chúng.
b) Theo em, loài đước mang đặc điểm của thực vật chịu hạn hay thực vật thủy sinh? Đó là những đặc điểm nào?
c) Cây đước nói riêng và các loài cây ngập mặn nói chung có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển. Hãy phân tích ít nhất hai đặc điểm của loài phù hợp với chức năng bảo vệ bờ biển.
Lời giải:
a) Những loài thực vật sống ở vùng đầm lầy ngập mặn ven biển như cây đước lấy nước rất khó khăn dù nước có rất nhiều trong môi trường sống của chúng vì: Vùng đầm lầy ngập mặn ven biển có nồng độ muối (nồng độ chất tan) cao, đồng nghĩa, môi trường này có thế nước thấp. Do thế nước của môi trường thấp, mà nước được vận chuyển vào tế bào theo hình thức vận chuyển thụ động (từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp) dẫn tới việc lấy nước từ môi trường của các loài thực vật sống ở vùng đầm lầy ngập mặn ven biển trở nên khó khăn.
b) Loài đước mang đặc điểm của cả thực vật chịu hạn và thực vật thủy sinh.
- Đặc điểm của thực vật chịu hạn giúp cây đước thích nghi với điều kiện lấy nước khó khăn: có rễ chống phát triển giúp hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây; không bào trong tế bào lông hút có áp suất thẩm thấu rất lớn (nồng độ dịch bào rất cao) giúp rễ hấp thụ được nước; lá có khả năng tiết muối để duy trì cân bằng nước và ion trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường nước mặn, tránh tình trạng mất nước quá mức do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu.
- Đặc điểm của thực vật thủy sinh giúp cây đước thích nghi với môi trường thường xuyên ngập nước: có rễ chống vững chắc bao quanh giúp cây vững trong vùng nước ngập mặn, đầm lầy; có rễ thở mang chức năng hô hấp cho cây thường mọc trực tiếp ở trên thân cây, tại nơi ít ngập nước; quả đước có dạng hình trụ dài, khi già tự rụng cắm thẳng xuống lớp bùn, nhanh chóng mọc rễ và nảy mầm.
c) Hai đặc điểm của loài đước phù hợp với chức năng bảo vệ bờ biển:
- Hệ thống rễ chống của cây đước phát triển rộng phía trên mặt đất và đâm sâu vào đất giúp giữ đất, cản sóng, tạo điều kiện cho phù sa tiếp tục lắng đọng.
- Tán lá cây rộng giúp cản sóng, cản gió bảo giúp bảo vệ bờ biển.
Lời giải SBT Sinh 12 Chương 6: Môi trường và sinh thái học quần thể hay khác:
Câu 5 trang 49 sách bài tập Sinh học 12: Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố hữu sinh?....
Câu 8 trang 50 sách bài tập Sinh học 12: Sinh vật nào dưới đây là sinh vật hằng nhiệt?....
Câu 11 trang 50 sách bài tập Sinh học 12: Quy luật giới hạn sinh thái đề cập đến....
Câu 12 trang 50 sách bài tập Sinh học 12: Giới hạn sinh thái là...
Câu 17 trang 51 sách bài tập Sinh học 12: Nhịp sinh học là....
Câu 21 trang 52 sách bài tập Sinh học 12: Phát biểu nào sau đây về nhân tố sinh thái là đúng?....
Câu 22 trang 53 sách bài tập Sinh học 12: Phát biểu nào dưới đây về giới hạn sinh thái là đúng?....
Câu 31 trang 55 sách bài tập Sinh học 12: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể? ....
Câu 35 trang 56 sách bài tập Sinh học 12: Hiện tượng tỉa thưa tự nhiên là gì?....
Câu 49 trang 58 sách bài tập Sinh học 12: Kiểu phân bố ngẫu nhiên có đặc điểm nào sau đây? ....
Câu 53 trang 58 sách bài tập Sinh học 12: Kích thước tối thiểu của quần thể là...
Câu 54 trang 58 sách bài tập Sinh học 12: Kích thước tối đa của quần thể là ....
Câu 57 trang 59 sách bài tập Sinh học 12: Tỉ lệ giới tính phản ánh đặc điểm nào của quần thể? ....
Xem thêm các bài giải sách bài tập Sinh học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- SBT Sinh 12 Chương 1: Di truyền phân tử
- SBT Sinh 12 Chương 2: Di truyền nhiễm sắc thể
- SBT Sinh 12 Chương 3: Mở rộng học thuyết di truyền nhiễm sắc thể
- SBT Sinh 12 Chương 4: Di truyền quần thể
- SBT Sinh 12 Chương 5: Bằng chứng và các học thuyết tiến hoá
- SBT Sinh 12 Chương 7: Sinh thái học quần xã
- SBT Sinh 12 Chương 8: Sinh thái học phục hồi, bảo tồn và phát triển bền vững
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 12 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Sinh 12 Kết nối tri thức
- Giải SBT Sinh học 12 Kết nối tri thức
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT