Tiếng Việt 4 VNEN Bài 15C: Quan sát đồ vật

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 15C: Quan sát đồ vật

A. Hoạt động cơ bản

1 (Trang 167 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Tìm hiểu cách quan sát đồ vật.

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 15C: Quan sát đồ vật | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

1) Quan sát các đồ vật được vẽ trong các bức tranh sau và trả lời câu hỏi:

- Mỗi bức tranh vẽ đồ chơi gì?

- Trong số các đồ chơi trên, em thích đồ chơi nào nhất?

2) Viết vào vở những điều em quan sát được từ đồ chơi mà em thích nhất?

M: Chú gấu bông

- Nhìn bao quát nó như thế nào?

- Quan sát đầu, tai, mắt, mũi, thân mình, chân tay gấu bông, em thấy những gì?

- Nhìn bằng mắt em thấy hình dáng, kích thước, màu sắc gấu bông như thế nào? Sờ bằng tay em thấy gấu bông mềm hay rắn, nặng hay nhẹ, thô ráp hay êm ái?

- Đặc điểm riêng, nổi bật nhất của chú gấu bông là gì?

3) Trình bày kết quả quan sát của mình trong nhóm.

4) Thảo luận, trả lời câu hỏi: Khi quan sát đồ vật, ta cần chú ý những gì?

Gợi ý trả lời:

1) Mỗi bức tranh vẽ các loại đồ chơi khác nhau:

- Tranh 1: Cậu bé bằng gỗ.

- Tranh 2: Chú gấu bông.

- Tranh 3: Chiếc chong chóng.

- Tranh 4: Con Rô-bốt.

- Tranh 5: Con lật đật.

- Tranh 6: Chiếc đèn ông sao.

2) Trong số các đồ chơi trên, em thích nhất là con lật đật.

- Con lật đật béo tròn, nhìn vào giống như một khối cầu tròn xoe.

- Nó có cái bụng tròn, phệ.

- Cái đầu cũng nhỏ và tròn, gắn liền với phần thân.

- Con lật đật không có tay chân nhưng vẫn đứng được rất chắc chắn, nó còn biết lắc lư rất đáng yêu.

4) Khi quan sát đồ vật, ta cần chú ý:

- Quan sát theo một trình tự hợp lý.

- Quan sát bằng nhiều giác quan khác nhau: Mắt, tai, tay, mũi,...

- Chú ý những đặc điểm nổi bật của đồ vật.

B. Hoạt động thực thành

1 (Trang 168 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Dựa vào kết quả quan sát, lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ chơi mà em đã chọn. (Viết lại vào vở dàn ý).

- Đó là đồ chơi gì? (chú gấu bông, con búp bê, chiếc đèn ông sao,...)

- Nhìn bao quát, nó như thế nào?

- Quan sát từng bộ phận thấy như thế nào? (đầu tóc, mình, chân, tay,...)

- Quan sát bằng từng giác quan thấy như thế nào? (bằng mắt, tay sờ, tai nghe,...)

- Đặc điểm riêng, nổi bật của đồ vật là gì?

Gợi ý trả lời:

a) Mở bài:

Giới thiệu con lật đật: Đồ chơi em thích nhất.

b) Thân bài:

- Hình dáng: Con lật đật béo tròn, nhìn vào giống như một khối cầu tròn xoe.

- Các chi tiết:

   + Cái bụng tròn, phệ.

   + Cái đầu cũng nhỏ và tròn, gắn liền với phần thân.

   + Con lật đật không có tay chân nhưng vẫn đứng được rất chắc chắn.

- Màu sắc: Màu đỏ rực rỡ toàn thân nhưng cái mặt lại có màu vàng nổi bật.

- Âm thanh: Con lật đật không phát ra tiếng kêu nhưng lại biết lắc lư mỗi khi được em chạm tay vào.

- Kết bài:

Em rất yêu quý con lật đật vì đó chính là hình ảnh tuổi thơ vui vẻ của em.

2 (Trang 168 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Tìm hiểu cách giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi.

1) Tìm câu hỏi trong khổ thơ dưới đây. Viết vào bảng câu hỏi và từ ngữ trong câu hỏi thể hiện thái độ lễ phép của người con.

- Mẹ ơi, con tuổi gì?

- Tuổi con là con ngựa

Ngựa không yên một chỗ

Tuổi con là tuổi đi.....

(Xuân Quỳnh)

2) - Khi đặt câu hỏi, em cần xưng hô như thế nào?

- Khi đặt câu hỏi với người trên, em cần chú ý những gì?

- Theo em, để giữ lịch sự, cần tránh hỏi những câu hỏi có nội dung như thế nào?

Gợi ý trả lời:

1) Câu hỏi trong khổ thơ trên là: "Mẹ ơi, con tuổi gì?".

Từ ngữ trong câu hỏi thể hiện thái độ lễ phép của người con là: "Mẹ ơi".

2) Khi đặt câu hỏi, em cần phải xưng phải biết thưa gửi, xưng hô cho phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi:

   + Với người lớn tuổi: Cần xưng hô lịch sự, lễ phép.

   + Với bạn bè: Cần xưng hô lịch sự, cởi mở, thân mật.

3) Để giữ phép lịch sự không nên có những câu hỏi tò mò làm phiền lòng, phật ý người khác, không hỏi những câu hỏi khiếm nhã.

3 (Trang 169 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Cách hỏi và đáp trong mỗi đoạn đối thoại dưới đây thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách của mỗi nhân vật như thế nào?

a) Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám, da nhăn nheo, nhưng đi lại vẫn nhanh nhẹn. Thầy hỏi:

- Con tên là gì?

Ông Giô-dép liếc mắt nhìn Lu-i, có ý bảo con trả lời.

- Thưa thầy, con là Lu-i Pa-xtơ ạ.

- Con đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi?

- Thưa thầy, con muốn đi học ạ.

(Theo Đức Hoài)

b. Một lần, I-u-ra chạm trán tên sĩ quan phát xít. Tên sĩ quan hỏi:

- Thằng nhóc tên gì?

- I-u-ra.

- Mày là đội viên hả?

- Phải.

- Sao mày không đeo khăn quàng?

- Vì không thể quàng khăn trước mặt bọn phát xít.

(Theo Văn 4 - 1984)

Thảo luận và viết kết quả vào bảng nhóm.

Đoạn văn Quan hệ giữa các nhân vật Tính cách mỗi nhân vật
a) ... ...
b) ... ...

Gợi ý trả lời:

Đoạn văn Quan hệ giữa các nhân vật Tính cách mỗi nhân vật
a) thầy trò Thầy giáo: ân cần, trìu mến, quan tâm, yêu thương học trò.
Lu-i: lễ phép, ngoan ngoãn và kính trọng thầy.
b) thù địch Tên sĩ quan phát xít: độc ác, hống hách.
I-u-ra: căm thù, khinh thường và hiên ngang trước kẻ thù.

4 (Trang 169 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng cười nói ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.

- Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ? - Một em trai hỏi

Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi:

- Chắc là cụ bị ốm?

- Hay cụ đánh mất cái gì?

- Chúng mình thử hỏi xem đi!

Các em tới chỗ cụ, lễ phép hỏi:

Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ?

(Theo Xu - khôm - lin - xki)

a) Đoạn văn có mấy câu hỏi? Mỗi câu hỏi để hỏi ai?

b) Câu hỏi nào thể hiện rõ thái độ tế nhị, thông cảm sẵn lòng giúp đỡ cụ già của các bạn?

Gợi ý trả lời:

a) Đoạn văn gốm có 4 câu hỏi.

Câu hỏi Câu hỏi hỏi ai
Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ? Tự hỏi
Chắc là cụ bị ốm? Tự hỏi
Hay cụ đánh mất cái gì? Tự hỏi
Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ? Hỏi ông cụ

b) Câu hỏi thể hiện rõ thái độ tế nhị, thông cảm sẵn lòng giúp đỡ cụ già của các bạn là: “Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ?”.

C. Hoạt động ứng dụng

Câu hỏi (Trang 170 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1)

Thực hành hỏi chuyện lễ phép với bố mẹ, người thân.

Gợi ý:

Em muốn hỏi xin mẹ được đi học bơi.

- Em: Mẹ ơi, con có chuyện muốn xin phép mẹ ạ?

- Mẹ: Con cứ nói đi. Mẹ nghe đây.

- Con: Dạ con muốn xin mẹ cho con được đăng ký khóa học bơi ở trường ạ. Con rất thích bơi mẹ ạ!

- Mẹ: Mẹ sẽ đồng ý nếu con chăm chỉ học tập cả kiến thức trên lớp cũng như học bơi. Con có làm được không?

- Em: Dạ, con hứa sẽ làm tốt ạ! Con cảm ơn mẹ nhiều ạ!

   

Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 4 chương trình VNEN hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 4 Tập 1, Tập 2 chương trình mới VNEN.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên