Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội



Soạn bài Viết bài làm văn số 1 - Nghị luận xã hội

Đề 1 (trang 14 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Đọc truyện "Tấm Cám", anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc sống đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?

Quảng cáo

a. Mở Bài

- Tấm cám tuy là câu chuyện cổ tích đã cách chúng ta khá lâu nhưng vấn đề xã hội đặt ra trong câu chuyện ấy đến giờ vẫn còn nguyên giá trị giáo dục con người..... Bạn nên dẫn ra nội dung câu chuyện, từ đó cho thấy cuộc đấu tranh giữa thiện bao giờ cái thiện cũng giành chiến thắng.

b. Thân Bài

- Trong xã hội xưa: Nạn nhân của cái xấu thường là những người có hoàn cảnh đặc biệt: cô bé mồ côi, những người có ngoại hình xấu xí nhưng có tấm lòng nhân hậu. Truyện Tấm Cám cũng ko ngoại lệ, Tấm là 1 cô bé từ nhỏ đã phải chịu sự thiệt thòi vì mất mẹ từ nhỏ, người cha lấy vợ lẽ đã có một người con riêng ....

   + Cái ác luôn tàn nhẫn, nhiều thủ đoạn, đã chà đạp lên cái thiện như thế nào? (Mẹ con Cám giết Tấm mấy lần? Vì sao?)

Quảng cáo

   + Cái thiện không đơn độc mà luôn được sự giúp đỡ của mọi người. (Tấm được Bụt giúp đỡ)

   + Cái thiện đã vùng lên đấu tranh với cái ác ra sao? (Từ thụ động chỉ biết trông chờ vào Bụt, đến chủ động, Tấm tự đấu tranh giành hạnh phúc; phản ứng từ yếu ớt đến mạnh mẽ, quyết liệt như thế nào?)

- Trong xã hội nay:

   + Cái thiện và ác vẫn luôn song hành, bởi cuộc đời luôn có những bất công.

   + Cái ác càng nhiều thủ đoạn, càng thâm hiểm hơn.

   + Cái thiện phải xây dựng được vị trí xã hội vững chắc, lập trường vững vàng, phải đoàn kết để chống cái ác.

--> Dù là xã hội xưa hay nay thì phần thắng cuối cùng cũng nghiêng về cái THIỆN, và cái ÁC luôn bị tiêu diệt. Những người sống ác độc luôn phải chịu những hậu quả nặng nề.

Quảng cáo

- Quy luật: "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo"

c. Kết bài

- Liên hệ bản thân rút ra bài học:

   + Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu không chỉ tồn tại trong xã hội xưa và nay mà còn tồn tại trong bản thân mỗi người.

   + Cần xây dựng nhân cách tốt đẹp để vững vàng trước những tác động xấu.

   + Kiên quyết đấu tranh chống cái xấu, cái ác trong xã hội.

Đề 2 (trang 14 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong "Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba - 1442":

"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.

a. Mở bài: Dẫn dắt và trích dẫn câu nói

Bạn có thể làm theo Mẫu:

4000 năm lịch sử, 4000 năm dựng nước và giữ nước, 4000 năm ấy đủ để ghi lại những dấu ấn của những người con của dân tộc- những con người làm nên đất nước - "hiền khí của quốc gia". Thật vậy, Thân Nhân Trung đã từng viết: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.

Quảng cáo

b. Thân bài

- Giải thích câu nói của Thân Nhân Trung:

   + Hiểu theo nghĩa hiển ngôn của từng từ thì hiền là ăn ở tốt với mọi người (phải đạo), hết lòng làm trọn bổn phận của mình đối với người khác; tài là khả năng đặc biệt làm một việc nào đó. Hiểu rộng ra theo nghĩa hàm ngôn thì hiền tài là người tài cao, học rộng và có đạo đức, một lòng một dạ vì lợi ích của nhân dân, Tổ quốc.

   + Nguyên khí là khí ban đầu tạo ra sự sống của vạn vật. Hiểu rộng ra, nguyên khí là yếu tố quyết định sự sống còn và phát triển của xã hội, đất nước.

- Khẳng định ý kiếm của Thân Nhân Trung "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" là hoàn toàn đúng đắn, chứng minh bằng cách đưa ra những dẫn chứng lịch sử :

   + Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Lê Quý Đôn, Nguyễn Huệ … (kèm các sự kiện cụ thể)

   + Ở những thế kỉ trước và nhân vật nổi tiếng của thế kỉ XX là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại – người đã lãnh đạo thành công sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của thực dân, phong kiến, giành lại chủ quyền độc lập, tự do cho đất nước và khẳng định tên tuổi Việt Nam trước toàn thế giới.

- Nguyên khí thịnh thì nước mạnh hay chính là những con người này chính là nền tảng của đất nước, là con người làm nên lịch sử 4000 năm. (Trích dẫn ví dụ về các cuộc chiến của nhân dân ta)

- Nguyên khí yếu: thời kì suy vong của các chính quyền Trịnh Nguyễn, An Dương Vương vì chủ quan khinh địch mà lâm vào cảnh nước mất nhà tan, …

c. Kết bài

- Bài học rút ra từ tư tưởng của Thân Nhân Trung:

   + Thời nào thì "Hiền tài" cũng "là nguyên khí của quốc gia". Vì vậy, phải biết quý trọng nhân tài, phải có những chính sách đãi ngộ đối với họ, nhất là trong thời kì mở cửa, nạn chảy máu chất xám không phải là hiếm như ngày nay.

   + Ở những cấp nhỏ hơn: cơ quan, đơn vị nào biết trọng dụng người tài thì có thể thúc đẩy công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn.

   + Nhà nước ta hiện nay cũng coi "giáo dục là quốc sách hàng đầu". Đồng thời vẫn tiếp tục có nhiều chính sách ưu đãi người hiền tài có điều kiện được cống hiến hết mình cho đất nước.

Đề 3 (trang 14 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Viết bài nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm: học đi đôi với hành.

a. Mở bài

– Từ xưa đến nay, việc học luôn luôn được đề cao. Việc học là một quá trình liên tục, lâu dài, gắn bó với con người trong suốt cuộc đời.

– Nếu chỉ học kiến thức mà không vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống thì việc học chẳng mang lại cho ta những kết quả như ta mong muốn.

– Việc học bao giờ cũng phải đi đôi với hành.

b. Thân bài

Giải thích khái niệm:

– Học là gì? Học ở đây được hiểu là một quá trình thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại hoặc tự mình tìm hiểu tiếp nhận kiến thức trong sách báo, truyền hình,…

– Hành là gì? Hành là thực hành. Lấy những điều đã học áp dụng để kiểm nghiệm thành kĩ năng.

– Thế nào là học đi đôi với hành? Nghĩa là sau khi tiếp thu được những kiến thức do người khác truyền lại hoặc tự mình học hỏi thì đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng hay sai, để làm sinh động nó.

Bàn bạc, nhận xét, đánh giá:

- Những con đường học để tiếp thu kiến thức:

   + Tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo.

   + Tiếp thu kiến thức qua việc dạy dỗ của ông bà, cha mẹ, anh em…

   + Tiếp thu kiến thức qua con đường tự học: học trong sách vở, tài liệu, ti vi. học trong cuộc sống,…

- Mục đích của việc học:

   + Quá trình học nhằm đến một mục đích chung, đó là làm phong phú những hiểu biết của mình. Giúp mình mở rộng hơn, hiểu sâu hơn những kiến thức của nhân loại.

   + Nhằm trang bị cho chúng ta những kiến thức, kĩ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, để từ đó ta vận dụng vào lao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất, … góp phần đưa xã hội ngày một phát triển.

   + Nhằm phát triển nhân cách một cách toàn diện.

- Phương châm "Học đi đôi với hành" là hoàn toàn đúng, vì:

   + Trong mối quan hệ giữa học với hành, học đóng vai trò quyết định. Vì nếu không học được những kiến thức cho mình, thì lấy đâu ra kiến thức để vận dụng vào thực tế cuộc sống mà kiểm nghiệm xem nó đúng hay sai, tốt hay chưa tốt.

   + Nếu chỉ biết học lí thuyết mà không biết đến thực hành thì những lí thuyết ta học cùng chẳng có tác dụng là bao trong cuộc sống. Ví dụ: Một sinh viên học để ra làm một bác sĩ phẫu thuật, nếu chỉ học lí thuyết mà không được thực hành thì khi tốt nghiệp ra trường liệu tay nghề sẽ ra sao? Hay một kĩ sư nông nghiệp mà chỉ suốt ngày gắn với lí thuyết chẳng thực hành bao giờ, liệu lí thuyết đã học ấy có tác dụng dụng như thế nào đối với việc phát triển chăn nuôi, trồng trọt của đất nước.

--> Chúng ta không được học lí thuyết suông mà phải biết áp dụng những lí thuyết đó vào cuộc sống. Chúng ta phải biến những kiến thức đã học thành những tri thức phục vụ cuộc sống. Để thực hiện được điều đó, trước hết chúng ta phải học lí thuyết thật chắc, thật giỏi.

Mở rộng, nâng cao vấn đề:

– Ngày nay, việc học đi đôi với hành đã được đề cao, được quan tâm một cách nghiêm túc.

– Nhưng vẫn còn những trường hợp học sinh, sinh viên được học lý thuyết nhưng ít được thực hành. Ví dụ, ở một số trường phổ thông, học lí thuyết về môn Hoá, môn Lí, chưa thể có 100% học sinh được trực tiếp làm thí nghiệm, ở các trường học nghề, các máy móc dùng để thực hành có khi đã cũ kĩ, lạc hậu so với thực tại. Như vậy, hành chẳng có tác dụng.

– Cần phê phán những quan điểm sai lầm:

   + Học mà không thực hành: Con người sẽ trở nên viển vông không thực tế Khi đó sẽ nhìn vấn đề một cách phiến diện. Ví dụ: Trong xã hội phong kiến Việt Nam, lối học thông dụng là "tầm chương trích cú". Cuối cùng những kẻ sĩ được đào tạo chỉ biết sách vở, thiếu thực tiễn. Từ đó làm cho xă hội bị trì trệ, kém phát triển.

   + Nếu hành mà không học thì sẽ thiếu đi kiến thức cơ bản. Mọi thành quả trong lao động chỉ dựa vào những kinh nghiệm của cá nhân. Nhất định thành công ấy sẽ không tiếp tục, không bền vững.

c. Kết bài

– "Học đi đôi với hành" là một phương châm học tập khoa học, rất quan trọng trong xã hội ngày nay.

– Phải biết kết hợp vừa học lí thuyết, vừa biết thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Điều đó giúp chúng ta rèn luyện mình trở thành người có ích cho xã hội.

– Bản thân phải biết "học đi đôi với hành" đế trở thành người có ích cho cộng đồng, cho đất nước.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên