Trắc nghiệm Kể chuyện sáng tạo (Thay đổi vai kề và lời kể) (có đáp án) - Cánh diều

Với 20 câu hỏi trắc nghiệm Kể chuyện sáng tạo (Thay đổi vai kề và lời kể) Tiếng Việt lớp 5 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5.

Trắc nghiệm Kể chuyện sáng tạo (Thay đổi vai kề và lời kể) (có đáp án) - Cánh diều

Câu 1: Trong phần mở bài của bài văn kể chuyện sáng tạo, cần giới thiệu:

Quảng cáo

A. Chỉ tên câu chuyện.

B. Chỉ tên tác giả.

C. Tên câu chuyện và tên tác giả.

D. Chỉ nhân vật chính.

Câu 2: Khi đóng vai một nhân vật để kể lại câu chuyện, trong phần mở bài cần:

A. Giới thiệu bản thân là nhân vật nào.

B. Kể về tuổi thơ của nhân vật.

C. Mô tả ngoại hình của nhân vật.

D. Giải thích lý do chọn nhân vật này.

Quảng cáo

Câu 3: Phần thân bài của bài văn kể chuyện sáng tạo cần:

A. Kể lại câu chuyện theo trình tự ngẫu nhiên.

B. Kể lại câu chuyện theo trình tự hợp lý.

C. Chỉ tập trung vào nhân vật chính.

D. Bỏ qua các chi tiết không quan trọng.

Câu 4: Trong bài văn kể chuyện sáng tạo, việc sáng tạo chi tiết không thể được thực hiện bằng cách nào?

A. Sáng tạo thêm chi tiết.

B. Thay đổi cách kết thúc.

C. Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện.

D. Lấy chi tiết từ một câu chuyện khác không cùng chủ đề.

Câu 5: Khi sáng tạo thêm chi tiết, học sinh có thể:

Quảng cáo

A. Chỉ được sáng tạo một chi tiết.

B. Được lựa chọn sáng tạo một hoặc nhiều chi tiết.

C. Phải sáng tạo tất cả các chi tiết.

D. Không được sáng tạo chi tiết nào.

Câu 6: Việc thay đổi cách kết thúc câu chuyện trong bài văn kể chuyện sáng tạo dựa trên:

A. Ý kiến của giáo viên.

B. Kết thúc của câu chuyện gốc.

C. Tưởng tượng của người viết.

D. Ý kiến của bạn bè.

Câu 7: Khi đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện, cần chú ý đến:

A. Cách xưng hô.

B. Cách thể hiện lời nói.

C. Cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc.

D. Cách xưng hô; cách thể hiện lời nói và cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc.

Quảng cáo

Câu 8: Trong phần kết bài của bài văn kể chuyện sáng tạo, người viết cần:

A. Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.

B. Nêu kết thúc của câu chuyện dưới góc nhìn của nhân vật (nếu đóng vai kể chuyện).

C. Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện; nêu kết thúc của câu chuyện dưới góc nhìn của nhân vật (nếu đóng vai kể chuyện).

D. Giới thiệu nhân vật mới.

Câu 9: Khi đóng vai nhân vật để kể chuyện, cách xưng hô phải:

A. Luôn sử dụng ngôi thứ nhất.

B. Luôn sử dụng ngôi thứ ba.

C. Phù hợp với nhân vật được chọn.

D. Thay đổi liên tục trong câu chuyện.

Câu 10: Vì sao ở phần kết bài, người viết cần phải nêu được suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện?

A. Thể hiện được cách nhìn nhận, đánh giá về ý nghĩa câu chuyện và năng lực cảm thụ của nhân vật.

B. Giúp người đọc hiểu hơn về ý nghĩa câu chuyện.

C. Giúp câu chuyện thêm sâu sắc và nhân văn hơn.

D. Thể hiện được khả năng sử dụng ngôn từ của người viết.

Câu 11: Khi đóng vai kể chuyện, em cần lưu ý điều gì?

A. Chọn đa dạng các cách xưng hô khi kể chuyện.

B. Kể và tả sự việc theo cảm xúc của bản thân em.

C. Cần chọn cách xưng hô phù hợp và kể, tả sự việc theo đúng cảm xúc của nhân vật.

D. Thống nhất cách xưng hô là “tôi” trong mọi câu chuyện.

Câu 12: Trong bài văn kể chuyện sáng tạo, người viết có thể thêm các chi tiết nào dưới đây?

A. Thêm thông tin giới thiệu.

B. Thêm miêu tả ngoại hình.

C. Thêm lời kể, lời tả.

D. Thêm miêu tả tính cách.

Câu 13: Đoạn văn dưới đây thuộc phần nào trong cấu trúc bài văn kể chuyện sáng tạo?

Câu chuyện đã đem đến bài học quý giá về việc phải biết cảm thông, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

A. Mở bài.

B. Thân bài.

C. Kết bài.

D. Mở bài hoặc kết bài.

Câu 14: Khi kể chuyện sáng tạo, người viết không được thay đổi yếu tố nào của câu chuyện?

A. Kết thúc câu chuyện gốc.

B. Ý nghĩa của câu chuyện gốc.

C. Tình tiết của câu chuyện.

D. Người kể chuyện.

Câu 15:Khi đóng vai kể chuyện, người viết thường xưng hô là gì?

A. Tôi, chúng tôi.

B. Cô ấy.

C. Bạn ấy.

D. Anh ấy, chị ấy.

Câu 16: Đoạn văn dưới đây thuộc phần nào trong cấu trúc bài văn kể chuyện sáng tạo?

“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của Nguyễn Nhật Ánh giống như một chuyến tàu thời gian đưa chúng ta trở lại thời thơ ấu với biết bao kỉ niệm tươi đẹp.

A. Mở bài.

B. Thân bài.

C. Kết bài.

D. Mở bài hoặc thân bài.

Câu 17: Bài văn kể chuyện sáng tạo có đặc điểm gì sau đây?

A. Sáng tạo thêm chi tiết cho câu chuyện.

B. Thay đổi hoàn toàn nội dung câu chuyện.

C. Thay đổi tính cách và hành động của nhân vật.

D. Sáng tạo thêm rất nhiều nhân vật khác trong truyện.

Câu 18: Khi sáng tạo thêm cho câu chuyện, em cần lưu ý điều gì sau đây?

A. Thêm thắt càng nhiều chi tiết thì câu chuyện sẽ trở nên thú vị hơn.

B. Sáng tạo thêm thật nhiều nhân vật mới.

C. Không thay đổi kết thúc của câu chuyện.

D. Lựa chọn chi tiết sáng tạo, hấp dẫn và phù hợp với nội dung câu chuyện.

Câu 19: Vì sao cần nhớ lại câu chuyện trước khi viết bài văn kể chuyện sáng tạo?

A. Để ghi nhớ được diễn biến câu chuyện.

B. Để hồi tưởng lại nội dung, diễn biến và các nhân vật trong câu chuyện.

C. Để kể lại câu chuyện một cách chính xác nhất.

D. Để không nhầm lẫn tên các nhân vật trong câu chuyện.

Câu 20: Khi giới thiệu câu chuyện, bài viết cần đáp ứng yêu cầu gì?

A. Giới thiệu câu chuyện độc đáo, thể hiện được sự hiểu biết của người viết.

B. Giới thiệu được câu chuyện một cách hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người đọc.

C. Giới thiệu câu chuyện một cách hài hước, hóm hỉnh.

D. Giới thiệu câu chuyện một cách trang trọng, lịch sự.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên