Trắc nghiệm Luyện tập tả phong cảnh (Viết kết bài) (có đáp án) - Cánh diều
Với 20 câu hỏi trắc nghiệm Luyện tập tả phong cảnh (Viết kết bài) Tiếng Việt lớp 5 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5.
Trắc nghiệm Luyện tập tả phong cảnh (Viết kết bài) (có đáp án) - Cánh diều
Câu 1: Phần kết bài của bài văn tả phong cảnh có nội dung là gì?
A. Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về phong cảnh.
B. Nêu ấn tượng đầu tiên về phong cảnh.
C. Nêu sự thay đổi của phong cảnh.
D. Nêu điểm độc đáo nhất của phong cảnh.
Câu 2: Có những cách kết bài nào?
A. Mở rộng.
B. Mở rộng và không mở rộng.
C. Trực tiếp.
D. Trực tiếp và gián tiếp.
Câu 3: Đoạn văn dưới đây thuộc kiểu kết bài nào?
Cả cánh đồng thu gọn trong tầm mắt, làng nối làng, ruộng tiếp ruộng. Cuộc sống ở đây có một cái gì mặn mà, ấm áp.
A. Mở rộng.
B. Trực tiếp.
C. Không mở rộng.
D. Gián tiếp.
Câu 4: Đoạn văn dưới đây thuộc kiểu kết bài nào?
Trong thứ ánh sáng lộng lẫy của mặt trời cuối ngày và bên màu xanh biếc tràn đầy sức sống của những tán lá, chúng tôi tựa vào nhau ngắm lũ côn trùng đang tìm đường về nhà và thấy thật yêu mến cuộc đời này.
A. Không mở rộng.
B. Trực tiếp.
C. Mở rộng.
D. Gián tiếp.
Câu 5: Kết bài không mở rộng của bài văn miêu tả phong cảnh có nội dung gì?
A. Nêu nhận xét, đánh giá chung về cảnh.
B. Nêu ấn tượng đầu tiên về phong cảnh.
C. Nêu đặc điểm nổi bật nhất của cảnh.
D. Nêu nhận xét, đánh giá chung về cảnh hoặc nêu tình cảm, cảm xúc của người tả với cảnh.
Câu 6: Đâu là nội dung của kết bài mở rộng của bài văn miêu tả phong cảnh?
A. Nêu nhận xét, đánh giá chung về cảnh.
B. Liên hệ về người, vật,… có liên quan đến cảnh.
C. Miêu tả đặc điểm nổi bật của cảnh.
D. Nêu tình cảm, cảm xúc với cảnh.
Câu 7: Đâu không phải là nội dung của kết bài mở rộng của bài văn miêu tả phong cảnh?
A. Liên hệ về người, vật… có liên quan đến cảnh.
B. Liên hệ đến ý thức, trách nhiệm của bản thân.
C. Tưởng tượng những điều xảy ra đối với cảnh trong tương lai.
D. Nêu tên và thời điểm miêu tả cảnh.
Câu 8: Đoạn văn dưới đây thuộc kiểu kết bài nào?
Thật không ngoa khi ca ngợi Đà Lạt là chốn “bồng lai tiên cảnh”.
A. Mở rộng.
B. Trực tiếp.
C. Không mở rộng.
D. Gián tiếp.
Câu 9: Đoạn văn dưới đây thuộc kiểu kết bài nào?
Mỗi mùa trong năm, hồ sen lại mang một vẻ đẹp khác nhau. Đối với em, lúc nào hồ sen cũng thật đẹp và yên bình. Hồ vừa là cảnh đẹp, vừa là nơi mọi người vui chơi, ngắm cảnh, lại còn cung cấp những củ sen, hoa sen, ốc, cá… Người dân trong làng ai cũng quý mến, gắn bó với hồ sen. Em mong rằng, thời gian có nhiều biến chuyển, cảnh vật trong làng cũng hiện đại dần lên. Nhưng hồ sen vẫn sẽ giữ mãi vẻ mộc mạc, bình dị ấy của mình.
A. Mở rộng.
B. Trực tiếp.
C. Không mở rộng.
D. Gián tiếp.
Câu 10: Đoạn văn dưới đây thuộc kiểu kết bài nào?
Cảnh núi rừng là nơi gắn bó tuổi thơ em và đầy ắp những kỉ niệm nơi đây. Em rất yêu cảnh núi rừng quê em. Em mơ ước sau này sẽ trở thành kĩ sư nông nghiệp để giúp bà con trồng rừng và có ý thức bảo vệ rừng để rừng ở quê em ngày càng xanh tốt, tăng thêm vẻ đẹp thiên nhiên và mang lại nhiều lợi ích cho con người.
A. Trực tiếp.
B. Không mở rộng.
C. Mở rộng.
D. Gián tiếp.
Câu 11: Kết bài dưới đây có nội dung gì?
Cảnh vật ở rừng cọ vào buổi sớm đã để lại trong lòng chúng tôi biết bao cảm xúc tươi đẹp.
A. Nêu đánh giá chung về cảnh.
B. Nêu tình cảm, cảm xúc của người tả với cảnh.
C. Liên hệ về người, vật có liên quan đến cảnh.
D. Liên hệ đến trách nhiệm của bản thân.
Câu 12: Khi viết kết bài, người viết nên tránh điều gì?
A. Nhấn mạnh vẻ đẹp của phong cảnh.
B. Nêu cảm xúc của bản thân.
C. Lặp lại nguyên văn câu ở phần mở bài.
D. Gợi lên sự liên tưởng và ấn tượng sâu sắc.
Câu 13: Câu nào sau đây là một kết bài mở cho bài văn tả cảnh hoàng hôn trên biển?
A. “Hoàng hôn buông xuống, biển lặng dần, lòng tôi cũng lắng lại trong những cảm xúc dịu êm và yên bình.”
B. “Hoàng hôn rất đẹp, nó có màu cam, màu hồng, màu đỏ, trông thật thích mắt.”
C. “Hoàng hôn là một hiện tượng tự nhiên xảy ra hằng ngày khi mặt trời lặn.”
D. “Biển rất rộng lớn và có nhiều sóng vỗ vào bờ.”
Câu 14: Câu kết nào phù hợp với bài văn tả cảnh cánh đồng lúa vào mùa gặt?
A. “Cánh đồng lúa là nơi cung cấp gạo cho mọi người.”
B. “Tôi mong rằng qua mỗi mùa gặt, tôi lại được chứng kiến cảnh tượng đẹp đẽ và yên bình này.”
C. “Lúa là loại cây được trồng rất phổ biến ở nước ta.”
D. “Lúa chín màu vàng, rất đẹp.”
Câu 15: Kết bài nào phù hợp với bài văn tả công viên vào buổi sáng?
A. “Công viên là nơi vui chơi giải trí của mọi người.”
B. “Mỗi buổi sáng ở công viên đều mang đến cho tôi cảm giác trong lành và tràn đầy năng lượng.”
C. “Công viên có nhiều cây xanh và ghế đá.”
D. “Tôi thích công viên vì nó rất rộng.”
Câu 16: Có mấy cách viết kết bài cho bài văn tả phong cảnh?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 17: Kết bài theo kiểu mở rộng thường làm gì?
A. Chỉ nêu lại nội dung chính.
B. Bày tỏ mong ước hoặc suy nghĩ sâu sắc hơn về phong cảnh.
C. Không đề cập đến cảm xúc của người viết.
D. Dừng lại ở việc miêu tả cảnh vật.
Câu 18: Câu kết bài nào phù hợp cho bài văn tả vườn hoa vào buổi sáng?
A. “Vườn hoa có nhiều loài hoa đẹp.”
B. “Thật tuyệt vời khi mỗi sớm mai thức giấc được ngắm nhìn khu vườn tràn đầy sức sống.”
C. “Hoa có nhiều màu sắc và tỏa hương thơm ngát.”
D. “Vườn hoa là nơi có nhiều cây cối.”
Câu 19: Kết bài phù hợp cho bài văn tả một dòng sông là gì?
A. “Dòng sông là nơi cung cấp nước cho con người.”
B. “Em yêu dòng sông quê hương em lắm. Dù nay đã xa quê, theo bố mẹ lên thành phố, nhưng em vẫn nhớ mãi không quên được dòng nước mát lành ấy, cùng những hàng dừa vút cao bên bờ sông và những chiếc xuồng đủng đỉnh trên mặt nước. Lúc nào, em cũng mong nhanh đến kì nghỉ hè để được về quê, được sà vào dòng sông yêu thương”
C. “Nước sông có màu xanh trong và chảy rất êm đềm.”
D. “Dòng sông có cá bơi lội bên dưới.”
Câu 20: Tại sao khi viết kết bài, không nên lặp lại phần mở bài?
A. Vì kết bài cần để lại ấn tượng và cảm xúc sâu sắc hơn cho người đọc.
B. Vì kết bài không quan trọng trong bài văn.
C. Vì mở bài và kết bài giống nhau sẽ giúp bài văn dễ hiểu hơn.
D. Vì giáo viên không kiểm tra kết bài.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều có đáp án hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - Cánh diều