Trắc nghiệm Luyện tập tả phong cảnh (Viết thân bài) (có đáp án) - Cánh diều

Với 20 câu hỏi trắc nghiệm Luyện tập tả phong cảnh (Viết thân bài) Tiếng Việt lớp 5 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5.

Trắc nghiệm Luyện tập tả phong cảnh (Viết thân bài) (có đáp án) - Cánh diều

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Trong rừng trúc có một con suối nhỏ, nước rất trong. Suối chảy lững lờ, làm những sợi rêu xanh bám vào những tảng đá xám hai bên bờ nhảy múa nhịp nhàng. Ở giữa dòng, một bầy cá nhỏ chỉ bằng ngón tay út ve vẩy vây và đuôi, miệng khẽ há ra, lặng lẽ bơi đứng. Gần như không có một tiếng động nào báo hiệu sự có mặt của con suối ở quãng rừng có lẽ là đầu nguồn này. Bên kia suối, đã thấy những chiếc măng trúc non bị nhím ăn dở, chân chúng in lỗ chỗ như vết chân chuột. Những cây trúc vàng óng, vút cao, đã bắt đầu trổ hoa. Hoa trúc cứng và vàng, không có hương vị gì, vậy mà đâu đó, vẫn thoảng một mùi thơm nhẹ nhõm, xa ngái,...

(Theo Trần Nhuận Minh)

Câu 1: Đoạn văn miêu tả phong cảnh gì?

Quảng cáo

A. Con suối nhỏ.

B. Một dòng sông.

C. Một hồ nước.

D. Một bãi biển.

Câu 2: Tác giả quan sát, cảm nhận vẻ đẹp của phong cảnh bằng những giác

quan nào?

A. Mắt.

B. Mũi.

C. Tai.

D. Mắt, mũi, tai.

Quảng cáo

Câu 3: Phong cảnh được miêu tả theo trình tự nào?

A. Không gian từ trái qua phải.

B. Thời gian là các thời điểm trong một ngày.

C. Thời gian là các mùa trong năm.

D. Không gian từ gần đến xa.

Câu 4: Đâu không phải là sự vật được miêu tả trong đoạn văn trên?

A. Những sợi rêu.

B. Bầy cá nhỏ.

C. Một đàn nhím.

D. Những chiếc măng trúc non.

Câu 5: Người viết đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu văn dưới đây để miêu tả cảnh vật?

Quảng cáo

Suối chảy lững lờ, làm những sợi rêu xanh bám vào những tảng đá xám hai bên bờ nhảy múa nhịp nhàng.

A. So sánh.

B. Nhân hóa.

C. Điệp từ.

D. Điệp ngữ.

Câu 6: Con suối được miêu tả trong đoạn văn có đặc điểm gì?

A. Lớn, nước có màu đục ngầu.

B. Nhỏ, dòng chảy mạnh, xiết.

C. Nhỏ, nước rất trong, dòng chảy lững lờ.

D. Lớn, nước rất trong, dòng chảy mạnh, cuồn cuộn.

Câu 7: Đâu là câu văn cho thấy người viết sử dụng giác quan là tai để miêu tả phong cảnh trong đoạn văn trên?

A. Ở giữa dòng, một bầy cá nhỏ chỉ bằng ngón tay út ve vẩy vây và đuôi, miệng khẽ há ra, lặng lẽ bơi đứng.

B. Bên kia suối, đã thấy những chiếc măng trúc non bị nhím ăn dở, chân chúng in lỗ chỗ như vết chân chuột.

C. Suối chảy lững lờ, làm những sợi rêu xanh bám vào những tảng đá xám hai bên bờ nhảy múa nhịp nhàng.

D. Gần như không có một tiếng động nào báo hiệu sự có mặt của con suối ở quãng rừng có lẽ là đầu nguồn này.

Quảng cáo

Câu 8: Giữa dòng suối có sự vật nào được miêu tả?

A. Một bầy cá nhỏ chỉ bằng ngón tay út ve vẩy vây và đuôi, miệng khẽ há ra, lặng lẽ bơi đứng.

B. Hoa trúc cứng và vàng, không có hương vị gì, vậy mà đâu đó, vẫn thoảng một mùi thơm nhẹ nhõm, xa ngái.

C. Những chiếc măng trúc non bị nhím ăn dở, chân chúng in lỗ chỗ như vết chân chuột.

D. Suối chảy lững lờ, làm những sợi rêu xanh bám vào những tảng đá xám hai bên bờ nhảy múa nhịp nhàng.

Câu 9: Hai bên bờ có sự vật nào được miêu tả?

A. Bầy cá nhỏ.

B. Hoa cúc vàng.

C. Rêu xanh.

D. Những tảng đá.

Câu 10: Người viết đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu văn dưới đây để miêu tả cảnh vật?

Bên kia suối, đã thấy những chiếc măng trúc non bị nhím ăn dở, chân chúng in lỗ chỗ như vết chân chuột.

A. Điệp từ, điệp ngữ.

B. Nhân hóa.

C. So sánh.

D. Liệt kê.

Câu 11: Đâu không phải là cách miêu tả vẻ đẹp của phong cảnh?

A. Tả từng phần của phong cảnh.

B. Tả từng vẻ đẹp của phong cảnh.

C. Tả theo trình tự thời gian.

D. Tả theo sự nổi tiếng của các phần trong phong cảnh.

Câu 12: Để tìm ý cho bài văn tả phong cảnh, bước đầu tiên là gì?

A. Xác định trình tự miêu tả.

B. Tưởng tượng ra cảnh vật.

C. Viết mở bài, kết bài.

D. Quan sát cảnh vật.

Câu 13: Nhằm giúp cảnh trở nên sinh động, gần gũi và người đọc dễ dàng hình dung được vẻ đẹp của cảnh, người viết cần làm gì?

A. Sử dụng các từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết.

B. Miêu tả cảnh vật theo trình tự thời gian.

C. Sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa.

D. Chia phần thân bài ra làm nhiều đoạn.

Câu 14: Tại sao khi viết bài văn tả phong cảnh, người viết nên sử dụng tất cả các giác quan?

A. Vì người viết cần miêu tả vẻ đẹp của cảnh vật theo thời gian để bài văn thêm sinh động, thú vị.

B. Vì bài văn cần thể hiện được tình cảm, quan điểm, nhận xét của người viết khi miêu tả cảnh.

C. Vì người viết nên trình bày được hình dáng, màu sắc, âm thanh, hương vị,... xuất hiện ở cảnh để bài văn sinh động, hấp dẫn.

D. Vì bài viết cần thể hiện trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo của người viết.

Câu 15: Tại sao người viết cần chú ý đến thời gian khi tả phong cảnh?

A. Vì thời gian tạo ra cảnh vật.

B. Vì phong cảnh đối lập với thời gian.

C. Vì phong cảnh thay đổi theo thời gian.

D. Vì điểm nổi bật của phong cảnh chỉ xuất hiện khi có thời gian.

Câu 16: Trong đoạn văn sau, người viết đã sử dụng giác quan nào để miêu tả cảnh? (Chọn 2 đáp án)

Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

(Theo Nguyễn Phan Hách)

A. Vị giác

B. Thị giác

C. Xúc giác

D. Thính giác

Câu 17: Trong đoạn văn sau, người viết tập trung miêu tả điều gì?

Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

(Theo Nguyễn Phan Hách)

A. Cảnh núi non hùng vĩ chìm trong sương.

B. Khung cảnh sinh hoạt của con người ở thị trấn nhỏ.

C. Vẻ đẹp của nắng chiều ở thị trấn nhỏ.

D. Cảnh khu chợ nhộn nhịp của thị trấn nhỏ.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Dưới chân em, cát trắng mịn như những hạt ngọc trai mini, lấp lánh dưới ánh nắng hoàng hôn. Những hòn đá nhỏ ven bờ, được sóng biển liên tục ôm ấp, mềm mại như những viên kẹo sô cô la. Con sóng nhẹ nhàng dập dềnh, cuốn theo những hạt cát nhỏ, tạo nên những vũ điệu du dương. Nhìn xa hơn, biển rộng lớn mênh mông như một bức tranh sơn dầu sống động. Những con sóng lớn từ xa dần dần tiến gần bờ, như những cô gái hồng nhan tạo nên điệu múa rộn ràng.

Những con tàu xa xa trên biển, như những chấm sắc đen nhỏ bé giữa không gian bao la của biển cả và bầu trời. Bầu trời rộng lớn, mặt trời dần khuất sau đỉnh sóng, như một viên ngọc sáng chói lấp lánh giữa đại dương. Những đám mây đỏ rực, như những bông hoa hồng nở rộ trên bầu trời, tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp, lãng mạn. Hoàng hôn ở biển, với vẻ đẹp mê hồn, đã để lại trong em những ấn tượng khó quên.

(Bài viết của học sinh)

Câu 18: Cát trắng dưới chân được tác giả so sánh với điều gì?

A. Những viên đá cuội.

B. Những hạt ngọc trai mini.

C. Những bông hoa nhỏ.

D. Những hạt muối.

Câu 19: Những con tàu xa xa trên biển được so sánh với hình ảnh nào?

A. Những con chim trời.

B. Những bông hoa trên mặt nước.

C. Những chấm sắc đen nhỏ bé giữa không gian bao la.

D. Những cánh buồm trắng trên biển cả.

Câu 20: Đoạn văn thể hiện cảm xúc gì của tác giả về hoàng hôn trên biển?

A. Cảm giác buồn bã và cô đơn.

B. Sự hoảng sợ trước thiên nhiên.

C. Sự thích thú và ấn tượng khó quên.

D. Không có cảm xúc đặc biệt.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên