5+ Cảm nhận Bài ca ngắn đi trên bãi cát (siêu hay)
Đề bài: Cảm nhận của em về “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát.
Bài giảng: Bài ca ngắn đi trên cát - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)
Dàn ý mẫu
I. Mở bài
- Trình bày những nét khái quát về tác giả Cao Bá Quát và tác phẩm Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Trình bày những cảm nhận khái quát nhất của bản thân về bài thơ: Bài thơ cho ta cảm nhận sâu sắc sự chán ghét con đường danh lợi tầm thường và niềm khao khát thay đổi cuộc sống của người sĩ tử
II. Thân bài
(Điểm lưu ý trong bài cảm nhận là cần đưa thêm nhiều những lời bình, những quan điểm của cá nhân về những điều tác giả gửi gắm trong tác phẩm)
1. Cảm nhận về hình tượng bãi cát
- Mang ý nghĩa tả thực:
+ “Bãi cát dài lại bãi cát dài”
⇒ Điệp từ: gợi lên hình ảnh những bãi cát nối tiếp nhau đến vô tận.
- “Phía Bắc núi Bắc núi muôn trùng
Phía Nam núi Nam sóng dào dạt”
+ Tả thực: khung cảnh gợi cảm giác ngột ngạt, bó buộc
+ Biểu tượng cho ý niệm: cuộc đời bế tắc, ngột ngạt
- Nghĩa ẩn dụ, tượng trưng: Hình ảnh bãi cát dài mênh mông, nối tiếp nhau tượng trưng cho môi trường xã hội, con đường sự nghiệp đầy chông gai, gian khổ, nhọc nhằn, mù mịt mà kẻ sĩ như Cao Bá Quát phải dấn thân để mưu cầu công danh.
2. Cảm nhận về hình tượng lữ khách
- Hoàn cảnh của người lữ khách:
+ “Đi một bước như lùi một bước”: cảnh tượng một người đi trong không gian mù mịt, mênh mông, khó xác định được phương hướng.
+ “Lữ khách trên đường nước mắt rơi”: Lúc mặt trời đã lặn, con người đều tìm chốn nghỉ ngơi, người lữ khách vẫn mải miết trên con đường vất vả đến nỗi phải tuôn rơi nuớc mắt.
⇒ Tình cảnh của người đi đường khó khăn, bất lợi
⇒ Nhà thơ nhìn thấy con đường danh lợi đáng buồn, đầy chông gai
- Người lữ khách ý thức sâu sắc về mâu thuẫn giữa khát vọng, hoài bão của mình với thực tế cuộc đời trớ trêu, ngang trái
+ “Không học …lội suối, giận khôn vơi!”: tự cảm thấy giận mình vì không có khả năng như người xưa, mà phải tự mình hành hạ thân xác mình, chán nản, mệt mỏi vì công danh - danh lợi.
+ “Xưa nay… đường đời”: sự cám dỗ của cái bả công danh đối với người đời, danh lợi khiến con người “tất tả”
⇒ sự chán ghét, khinh bỉ của Cao Bá Quát đối với danh lợi, ông không muốn sa vào con đường ấy, nhưng vẫn chưa tìm ra hướng đi khác cho mình
+ “Đầu gió … tỉnh bao người”: chuyện mưu cầu danh lợi cũng hấp dẫn như thưởng thức rượu ngon, làm say người, ít ai có thể tránh được sự cám dỗ. ⇒ ông nhận ra sự cám dỗ của danh lợi đối với con người
+ “Bãi cát dài…nhiều, đâu ít?”: Nhận ra sự cám dỗ công danh, nhà thơ như trách móc, giận dữ nhưng cũng chính lđang tự hỏi bản thân. Ông nhận ra tính chất vô nghĩa của lối khoa cử đương thời nhưng cũng vẫn đang bước trên con đường ấy ⇒ Tâm trạng băn khoăn, day dứt, bế tắc, bước trên con đường công danh thì mù mịt mà “đường ghê sợ” thì nhiều không ít
+ “Khúc đường cùng”: khúc ca tuyệt vọng đầy bi phẫn của tác giả. Con đường đi với bãi cát mênh mông, mịt mùng, cũng chính là con đường công danh nhọc nhằn, bế tắc ⇒ đây không phải chỉ của tác giả mà còn của biết bao trí thức đương thời.
- Hình tượng người lữ khách với lời than bi phẫn, tuyệt vọng
+ “Anh còn đứng làm chi trên bãi cát”: thể hiện khối mâu thuẫn lớn trong lòng nhà thơ, đồng thời là tiếng kêu bi phẫn, bế tắc, tuyệt vọng
⇒ Tư thế dừng lại nhìn bốn phía mà hỏi vọng lên trời cao, lại hỏi chính lòng mình thể hiện khối mâu thuẫn lớn đang đè nặng trong tâm trí nhà thơ.
III. Kết bài
- Cảm nhận về những nét đặc sắc nghệ thuật làm neen thành công của tác phẩm: thơ cổ thể, hình ảnh đối lập, điển tích, điển cố…
- Bài thơ là tiêu biểu cho nỗi lòng của Cao Bá Quát trước con đường công danh, đồng thời cũng là tâm tư của bao trí thức đương thời khác nữa.
Bài văn mẫu 1
Cao Bá Quát là một con người có tài năng có bản lĩnh hơn người, được người đời tôn thờ là Thánh Quát. Thơ văn của ông phong phú trong nội dung cảm hứng: “tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương xứ sở, với người thân, sự đồng cảm nhân ái với những con người lao khổ; niềm tự hào với quá khứ lịch sử dân tộc và có thái độ phê phán mạnh mẽ đối với triều chính đương thời”. Bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” thể hiện cái nhìn và phản ánh tâm tư, tình cảm của thi nhân trước thời cuộc cho thấy một nhân cách và tâm hồn cao đẹp của ông Quát.
Cao Bá Quát sống ở cuối thế kỉ XIX khi triều đình nhà Nguyễn đang rơi vào sự khủng hoảng trầm trọng. Cũng như bao sĩ tử khác ông chọn con đường học vấn và làm quan để mong mỏi một lòng phụng sự Tổ quốc nhưng trước bối cảnh thời đại bấy giờ điều đó thật gian nan vô cùng. Bài thơ được sáng tác khi Cao Bá Quát đỗ cử nhân năm 1831 tại trường thi Hà Nội. Sau đó nhiều lần ông vào kinh đô Huế đi thi nhưng không đỗ. “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” có thể được hình thành trong những lần Cao Bá Quát đi thi hội ấy, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng mênh mông mà viết nên những câu thơ tỏ chí. Nhưng lại có ý kiến của giáo sư Vũ Khiêm cho rằng bài thơ này được viết khi họ Cao làm quan cho nhà Nguyễn và bắt đầu cảm thấy chán nản, bế tắc. Dù là ra đời trong hoàn cảnh nào thì ta cũng thấy hiện lên trong bài thơ là hình ảnh của một con người chán chường, thất vọng, không tìm ra lối thoát trong cuộc đời.
Con người với những bước đi khó khăn, trầy trật trên sa mạc được tái hiện qua bốn câu thơ đầu:
“Trường sa phục Trường sa
Nhất bộ nhất hồi khước
Nhật nhập hành vị dĩ
Khách tử lệ giao lạc”
Lữ khách cô đơn, nhỏ bé với những bước đi mệt mỏi như dậm chân tại chỗ “đi một bước như lùi một bước” giữa sa mạc cát bao la rộng lớn, không định hướng được lối ra. Dù cho mặt trời đã lặn nhưng đôi chân ấy vẫn chưa dừng lại, vẫn miệt mài đi trong “nước mắt rơi”. Hai hình ảnh con đường cát và con người ở đây vừa mang tính hiện thực vừa mang tính biểu trưng. Ai đã từng đi trên cát thì cũng hiểu cảm giác đôi chân bị nhấn sâu, bị giữ lại bởi những hạt cát li ti. Con đường ấy cũng mang ý nghĩa cho con đường công danh, hoạn lộ quan trường của tác giả nó khó khăn, thử thách vô cùng. Con người trong cuộc hành trình này là một kẻ cô độc đi tìm cho mình chân lí, mục đích đích thực giữa cuộc đời mờ mịt, không xác định. Câu thơ ngũ ngôn với điệp ngữ và tương phản đã làm nổi bật hình ảnh con người cực nhọc, mệt mỏi, lầm lũi đi trên con đường cát trắng mênh mông ở các tỉnh miền Trung_những nơi tác giả đi qua khi vào Huế dự thi.
Tâm trạng của nhà thơ trước thực tại tự oán, tự giận mình sao phải hành hạ bản thân vì con đường công danh mà dấn thân vào “đăng sơn” (trèo non), “thiệp thủy” (lội suối) để mà phải “oán hà cùng” (giận khôn vơi). Ông tái hiện lại hiện thực xã hội với danh lợi bủa vây những con người bon chen, tranh giành nhau “mĩ tửu” để khiến “tỉnh giả thường thiểu túy giả đồng”. Thật sắc sảo trong cách nhìn và tỉnh táo trong cách phán xét, nhà thơ chua xót nhận ra “người say vô số tỉnh bao người” thì ra danh lợi cũng giống như một thứ rượu ngon khiến cho người ta say ngây ngất, khiến cho bao người theo đuổi.
Sự chán ghét thời thế để rồi thi sĩ phải băn khoăn, trăn trở về con đường mà mình đang bước đi:
“Trường sa trường sa nại cừ hà?
Thản lộ mang mang úy lộ đa”
Trong bản dịch cấu trúc “nại... hà” (làm thế nào) không được dịch sát văn bản nguyên tác chữ Hán. Đây là một câu hỏi “bãi cát dài, bãi cát dài, biết tính sao đây?” thể hiện sự bế tắc của một nhà Nho yêu nước muốn cống hiến cho đời nhưng hiện thực xã hội lại không cho phép. Nhà thơ băn khoăn khi đi tìm con đường chân lí không biết nên dừng lại hay đi tiếp vì “đường bằng mờ mịt”, “đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?”
Trong xã hội đương thời với sự mục ruỗng của chế độ đâu phải con người ta cứ có tài có chí sẽ làm nên công trạng, sẽ được công thành danh toại. Một con người nổi tiếng học rộng tài cao nhưng lận đận khoa cử, bị đánh trượt bao lần có lúc ông đã từng than “Trượng phu ba mươi tuổi, chẳng nên danh gì”. Để rồi người trí sĩ ấy sau một hồi suy tư, trăn trở ông quyết chọn cho mình một con đường đúng đắn bỏ lại con đường công danh, đi tìm cho mình giá trị cuộc sống đích thực:
“Thính ngã nhất xướng cùng đồ ca
Bắc sơn chi bắc sơn vạn điệp
Nam sơn chi nam ba vạn cấp
Quân hồ vi hồ sa thượng lập?”
Lữ khách lúc này chỉ còn biết cất lên khúc hát “đường cùng” mà quyết định “Anh đứng làm chi trên bãi cát?”nhà thơ hỏi ai? Ông đang tự hỏi chính mính sao nhận ra sự chán chường khoa cử nhưng vẫn để mình bị cuốn vào vòng xoáy, không thoát khỏi được quy luật của xã hội. Tư tưởng và nhân cách cao rộng của Cao Bá Quát là ở đây, tác giả hiểu được sự vô nghĩa của con đường công danh. Ông nhận ra những chân lí, lí tưởng mà bấy lâu nay ông dấn thân, theo đuổi trở nên vô ích. Ông coi thường danh lợi, ông khinh miệt những kẻ say mà không biết tỉnh. Một đời ông muốn cống hiến tài năng của mình cho đất nước nhưng ông đã nhận ra rằng con đường làm quan để gúp đời luôn không được như mong muốn.
Bài thơ được viết theo thể hành ca, một thể thơ cổ của Trung Hoa được du nhập vào Việt Nam. Chúng ta có thể nhắc đến một số bài thơ cùng thể loại như “Phóng cuồng ca”của Trần Tung, “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi hay “Long thành cầm giả ca” của Nguyễn Du. “Sa hành đoản ca” với những câu thơ dài ngắn linh hoạt, vần thơ, nhịp thơ không gò bó mà phóng túng, con người có khi được miêu tả như một khách thể, khi lại là người đối thoại, chủ thể khi ẩn khi hiện thể hiện được những tâm trạng, cảm xúc khác nhau trước những hòan cảnh khác nhau của thi sĩ.
“Bài ca ngắn đi trên bãi cát” với những nét độc đáo riêng đã bộc lộ sự chán ghét thực tại xã hội phong kiến đương thời của cụ Quát đồng thời cũng cho thấy “tâm hồn phóng khoáng và một trí tuệ sáng suốt tiếp nhận những hương vị, những màu sắc mới lạ khác với cái nhìn truyền thống” của thi nhân họ Cao.
Bài văn mẫu 2
Cao Bá Quát đã từng viết: “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” – suốt cả đời ông chỉ cúi đầu trước vẻ đẹp thanh nhã, cao sang của hoa mai, chứ nhất quyết không cúi đầu trước cường quyền. Sinh thời vào buổi loạn lạc, nhiễu nhương dù mang trong mình cái hùng tâm cống hiến cho đời nhưng ông phải chịu nhiều bất công. Nỗi oán ghét thực tại, phường danh lợi đã được ông thể hiện biết bao xúc động trong bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”.
Tác phẩm ra đời khi tác giả nhiều lần đi vào kinh đô Huế dự thi, phải băng qua những bãi cát dài, mênh mông không biết đích đến. Chính trong hoàn cảnh đó ông đã sáng tác “Sa hành đoản ca” thể hiện thái độ trước hiện thực đời sống và phương danh lợi tầm thường.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh bãi cát dài nuối tiếp nhau đến tận chân trời và trên nền không gian rộng lớn ấy người lữ khách đang từng chút cố gắng vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt:
Bãi cát dài lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.
Câu thơ không chỉ mang ý nghĩa tả thực về những bãi cát nối tiếp nhau và những bước chân nặng nề của người lữ khách trên con đường đó. Bãi cát còn chính là hình ảnh biểu tượng về “danh lợi” – nó như một miếng mồi béo bở, níu kéo, hấp dẫn người lữ khách. Nên đi hay nên quay đầu lại? Câu hỏi ấy cứ vang vọng trong tâm tưởng người lữ khách. Trong không gian ấy, người lữ khách không còn làm chủ, mà bị nuốt trọn, lọt thỏm giữa không gian mênh mông, vô tận. Họ bé nhỏ trong cái rộng lớn của vũ trụ, những bước đi ngày một kiệt quệ, mệt mỏi nhưng vẫn phải tiếp tục gắng gượng: “Mặt trời đã lặn, chưa dừng được/ Lữ khách trên đường nước mắt rơi”. Những giọt nước mắt nhọc nhằn, cay đắng, không thể dừng lại, bởi vậy khi mặt trời đã xuống núi kẻ tìm công danh vẫn phải mải miết bước tiếp. Giọt nước mắt ấy còn thể hiện nỗi đau, sự bất lực, chán nản, bế tắc của người lữ khách. Liệu có con đường nào khác cho ông và những chí sĩ như ông không? Rồi chính người lữ khách lại tự trả lời: “Không học được tiên ông phép ngủ/ Trèo non, lội suối, giận khôn vơi”. Phường danh lợi vẫn là một lực hút quá lớn với người lữ khách, làm sao đê thoát khỏi chúng, làm sao để có một tâm hồn thư thái, thanh thản như ông tiên để lánh xa danh lợi tầm thương. Vì sao mãi phải nhọc nhằn trèo đèo, lội suối khi biết rõ chúng là tầm thường, giả dối, bởi vậy lữ khách tự giận với chính mình.
Xưa nay phường danh lợi
Tất tả trên đường đời
Đầu gió men thơm quán rượu,
Người say vô số tỉnh bao người.
Danh lợi cũng như một thứ hơi men, tuy nhẹ mà ngấm sâu, khiến người ta khó lòng có thể tỉnh táo để nhận định phải trái, đúng sai. Bởi vậy, ai đã lỡ vướng vào phường danh lợi thường khó có thể dứt ra, người say thì vô số, người tỉnh còn được mấy ai. Không chỉ vậy, gắn với lợi danh con người ta sẽ mất đi sự thanh tĩnh trong tâm hồn, phải đua chen vất vả, phải tranh giành, hãm hại lẫn nhau để đảm bảo lợi ích cho bản thân.
Bảy dòng thơ cuối cùng là kết tinh tư tưởng, là ý chí quyết tâm từ bỏ lợi danh của tác giả: “Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!/ Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt/ Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít”. Con đường đời lắm ngả, người lữ khách không biết phải chọn hướng nào, không biết phải đi về đâu, giữa bãi cát dài mênh mông người lữ khách mông lung, tự đặt câu hỏi cho chính mình “tính sao đây” khi đường bằng mờ mịt, không lối thoát, đường ghê sợ chập trùng bủa vây trước mắt. Đọc câu thơ của ông ta chợt nhớ về đúc kết của Lí Bạch: “Hành lộ nan, hành lộ nan/ Đa kì lộ, ki, an tại?”. Đây đều là những băn khoăn của bậc đại trí thức về con đường công danh mờ mịt, nhiều gian truân trong xã hối rối ren, bất ổn.
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt
Bốn phía đều là hiểm nguy bủa vây, đó là một không gian tù hãm, không lối thoát. Đó cũng chính là số phận của biết bao tri thức Nho học cuối mùa khi họ không tìm thấy đường đi cho mình, rẽ lối nào cũng là tăm tối, đường cùng. Còn với Cao Bá Quát ông dứt khoát hơn, mạnh mẽ hơn, thoát ra khỏi con đường tăm tối, tìm cho mình lối đi riêng: “Anh đứng làm chi trên bãi cát?”. Câu hỏi tu từ cuối bài vừa là lời khẳng định của tác giả về việc từ bỏ con đường danh lợi tầm thường, vừa như một lời cổ vũ, thúc giục với những người khác hãy vững tâm, tự tin bước ra khỏi con đường đấy, tìm cho bản thân một con đường khác. Cũng chính bởi tư tưởng đó đã dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Cao Bá Quát vào năm 1854, mặc dù thất bại, mặc dù bị đàn áp nhưng đã thể hiện được tầm vóc tư tưởng lớn lao của một con người vĩ đại.
Với hình tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa, tác phẩm đã để lại cho mỗi người đọc những bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Không chỉ vậy, với tác phẩm này Cao Bá Quát đã thể hiện nỗi chán ghét sâu sắc với hiện thực đời sống tầm thường, với chế độ phong kiến nhà Nguyễn thối nát. Đồng thời còn thể hiện tư tưởng, nhân cách cao đẹp của ông trước “bả công danh” tầm thường.
Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 11 khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều