Giới thiệu về tác giả Huy Cận và bài thơ Tràng giang



Tổng hợp bài Giới thiệu về tác giả Huy Cận và bài thơ Tràng giang hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Giới thiệu về tác giả Huy Cận và bài thơ Tràng giang (hay, ngắn gọn)

Quảng cáo

Bài giảng: Tràng Giang - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

I. Vài nét về tác giả Huy Cận

   - Tên thật là Cù Huy Cận, sinh năm 1919 ở lặng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Huy Cận xuất thân từ một gia đình nho học.

   - Lúc nhỏ, Huy Cận học ở quê. Học trung học ở Huế. Học Cao đẳng Canh nông ở Hà Nội.

   - Thời gian này, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh.

   - Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Huy Cận giữ nhiều trọng trách: Thứ trường rồi bộ trưởng...

   - Huy Cận được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật, đợt I-1996.

1. Trước Cách mạng tháng Tám 1945

   - Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Huy Cận nổ tiếng trong làng Thơ mới.

   - Tiếng thơ Huy Cận thời kì này phần lớn là sầu thương.

   - Nguyên nhân nỗi sầu là do ông cảm nhận cái bé nhỏ và hữu hạn của kiếp người. Đồng thời, nỗi buồn của ông còn mang cả dấu ấn của thời đại bị nô lệ.

Quảng cáo

   - Những sáng tác trước Cách mạng tháng Tám 1945.

    * Lửa thiêng (1940): thơ.

    * Kinh cầu tự (1942): văn xuôi.

    * Vũ trụ ca (1940-1942): thơ.

2. Chặng đường sau Cách mạng tháng Tám

   - Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1958, Huy Cận ít sáng tác. Có lẽ vì Huy Cận chưa kịp bắt nhịp với cuộc sống mới.

   - Sau chuyến đi thực tế năm 1958 ở vùng mỏ cẩm Phả, Huy Cận mới thật sự hòa mình vào cuộc sống mới. Từ đó, cảm xúc thơ của Huy Cận mới bộc lộ hết sự chân thành và hồ hởi.

3. Những sáng tác sau Cách mạng tháng Tám.

   * Cô gái Mèo (1972).

   * Ngôi nhà giữa nắng(1978).

   * Hạt lại gieo (1984)...

II. Xuất xử và chủ đề bài thơ

1. Xuất xứ

   Bài thơ "Tràng giang" được trích trong tập "Lửa thiêng" (1940).

Quảng cáo

2. Chủ đề

   Vẻ đẹp cua bức tranh thiên nhiên "trời rộng sông dài". Đồng thời, cảm giác về cái bé nhỏ, bơ bơ hữu hạn của kiếp người.

3. Thể loại:

   Thất ngôn trường thiên (thơ đậm phong vị Đường thi)

4. Bố cục: 3 phần.

III. Dàn ý phân tích

Khổ 1

   Cảnh vật trên dòng sông và sự trầm tư, suy tưởng của tác giả.

   - Hình ảnh con thuyền và cành củi khô trong cái dòng nước mênh mang đã khiến nhà thơ liên tưởng đến kiếp người nhò nhoi, nổi trôi, lạc loài, cô độc trong dòng đời. Hình ảnh "thuyền về nước lại, sầu trăm ngả" gợi sự chia ly.

   - Trong mạch cảm xúc chủ đạo này, thuyền và nước trong thơ ca và cả trong đời thực làm sao mà xa cách cho được. Thế mà bây giờ lại hờ hững với nhau.

    Con thuyền xuôi mái nước song song

    Thuyền về nước lại sầu trăm ngả.

Quảng cáo

   "nước lại sầu" : sông đã buồn và bây giờ cả dòng nước cũng sầu...

   - Từ Hán Việt "Tràng giang" như báo hiệu cho tứ thơ cổ điển, mang phong vị Đường thi. Trung tâm của khổ thơ này là "Củi một cành khô lạc mấy dòng".

   - Từ "dạt" được sử dụng rất đắt. Bởi "dạt" cho ta thấy nét thân phận bị đẩy đưa ngoài ý muốn, nên nỗi buồn của nhà thơ là nỗi buồn "điệp điệp", chồng chất.

Khổ 2 và 3

   Sự hoang vắng của cảnh vật và tâm trạng của nhà thơ.

   Cảnh vật trong khổ thơ thứ hai trở nên hoang vắng, quạnh quẽ. Mọi vật trở nên tiêu sơ, trơ trọi (đìu hiu). Mọi thứ như sắp khép lại của một buổi chợ chiều (vãn chợ chiều). Trong cái không gian ba chiều (lên, xuống, sâu), khiến thân phận bé nhỏ của con người như lọt vào cõi đời hun hút (sâu chót vót). Cảnh trong khổ thơ 3 lại càng hoang vắng, thiếu bóng dáng con người nên bến sông "không một chuyến đò ngang" thân phận kiếp người trôi dạt không biết về đâu như những cánh bèo hàng nối hàng về nơi vô định.

Khổ 4

   Nét đẹp kì vĩ của thiên nhiên (vũ trụ) và tâm trạng của nhà thơ.

   - Nếu xưa kia, Thôi Hiệu nhớ quê, trong một buổi chiều vì duyên cớ: khói sóng trên sông gợi nỗi niềm:

    Nhựt một hương quan hà xứ thị

    Yên ba giang thượng sử nhân sầu

          (Hoàng Hạc lâu)

    Quê hương khuất bóng hoàng hôn

    Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai!

           (Tản Đà, dịch)

   - Huy Cận buồn nhiều hơn Thôi Hiệu, cái buồn của Huy Cận lại cụ thể hơn, buồn triền miên, nhớ triền miên, không cần duyên cớ: "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà". Nhưng nhà của nhân vật trữ tình ở chốn nào? Có phải đằng sau nỗi nhớ nhà của Huy Cận là nỗi nhớ quê hương, đất nước, là nỗi đau của cả thế hệ khi vừa lớn lên thì đất nước đã tràn ngập bóng đêm nô lệ? (ở một góc nhìn khác, ta không so sánh ai buồn hơn ai mà là, mỗi lời thơ có một vẻ buồn riêng, vẻ đẹp riêng và tâm trạng riêng).

   - Hình ảnh cánh chim trong buổi chiều tàn gợi lên niềm mong cầu tha thiết về một tổ ấm, một mái nhà, một quê hương, một cuộc sống yên vui thanh bình...

   - Cánh chim bé nhỏ kia là nét bút cực tả sự tương phản giữa cái vô cùng (bầu trời) với cái bé nhỏ (cánh nhỏ) của cánh chim chao nghiêng chở nặng cả một buổi chiều về miền vô định. Ta thấy trong cánh chim bé nhỏ kia, dường như có bóng dáng của chủ thể trữ tình, hay nói khác đi, cánh chim ấy với nhà thơ có chút tri âm?

IV. Tổng kết

   - Tràng giang là bài thơ nổi tiếng của Huy Cận nói riêng và thơ ca lãng mạn 1932-1945 nói chung. Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên buồn. Cảnh chiều trong bài thơ có chiều kích không gian cao rộng, sông nước mênh mang và tất cả đều hoang vắng, tiêu sơ, thiếu vắng sự sống.

   - Con người trong bài thơ là con người mang nặng nỗi bơ vơ, lạc lõng đến tội nghiệp.

   - Bức tranh được khắc họa với bút pháp chấm phá tài tình và giọng thơ mang hơi hướng của Đường thi. Nhà thơ rất thành công trong cách chọn lựa ngôn ngữ, để diễn đạt cái vô định, bơ vơ của kiếp người. Ta có thể nhận ra rằng cả bài thơ đều thiếu vắng bóng người và thiếu cả âm thanh, thế nên nỗi buồn và cô đơn càng vang vọng bàng bạc khắp bài thơ.

Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 11 khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


trang-giang.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên