Top 2 Hình ảnh người phụ nữ xưa qua 2 bài thơ Bánh trôi nước và Thương vợ (hay, ngắn gọn)
Đề bài: Hình ảnh người phụ nữ thời xưa qua các bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và Thương vợ và Trần Tế Xương
Bài văn mẫu
Viết về người phụ nữ trong kho tàng văn học Việt Nam đặc biệt xuất hiện nhiều vào khoảng thế kỉ XVIII. Những tác phẩm là tiếng nói để khẳng định vẻ đẹp phẩm chất cũng như những nỗi truân chuyên bất hạnh trong cuộc đời họ. Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương, hơn ai hết là người thấu hiểu những nỗi cơ cực mà người phụ nữ phải gánh chịu, những điều đó đã được hai tác giả thể hiện xuất sắc qua hai tác phẩm Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Thương vợ (Trần Tế Xương).
Dưới chế độ phong kiến phụ nữ luôn là đối tượng bị áp bức, đè nén, họ phải chịu cảnh Tam tòng “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Cả cuộc đời người phụ nữ phải lệ thuộc vào người khác, họ không được quyết định số phận, hạnh phúc của đời mình. Mặc dùng phải chịu nhiều uất ức, bất công nhưng ở họ vẫn ánh lên vẻ đẹp của sức sống mãnh liệt, của sự tảo tần chịu thương chịu khó.
Hồ xuân Hương là một người phụ nữ gặp nhiều trắc trở trong chuyện tình duyên. Lấy chồng bà chỉ được làm lẽ, cô đơn, chăn đơn gối chiếc. Nhưng đồng thời bà cũng là một phụ nữ hết sức mạnh mẽ, dám lên tiếng khẳng định vẻ đẹp, giá trị của bản thân:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn;
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Người phụ nữ tự khẳng định vẻ đẹp của chính mình. Đó là vẻ đẹp ở hình thức bề ngoài: trắng, tròn. Hình ảnh một người con gái tràn đầy sức sống và hết sức phúc hậu. Đồng thời họ còn mang trong mình tấm lòng thủy chung, son sắt dù cuộc đời kia đối với họ có nhiều bất công, ngang trái.
Trong tác phẩm Thương vợ, vẻ đẹp của người phụ nữ lại hiện lên ở sự tảo tần, chịu thương, chịu khó:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”.
Câu thơ đã cho thấy khung cảnh buôn bán, làm ăn tần tảo của bà Tú để trang trải cho gia đình. Bà gánh vác không chỉ là con cái mà con là cả chồng. Tú Xương đã tự tách mình riêng ra một vế, cho thấy rõ sự tự ý thức về cái bất tài của bản thân, đồng thời ngợi ca, trân trọng sự hi sinh thầm lặng của bà Tú. Dù phải gánh vác cả gia đình nhưng bà Tú không có một lời oán trách: “Một duyên hai nợ âu đành phận/ Năm nắng mười mưa dám quản công”. Lấy ông duyên thì ít mà nợ thì nhiều, ấy vậy mà bà chẳng hề kêu ca, oán thán, bà chấp nhận số phận của mình. Qua đó cho thấy đức hi sinh thầm lặng và cao cả của bà Tú đối với gia đình.
Mặc dù mang trong mình những phẩm chất đẹp đẽ, xứng đáng được hưởng cuộc sống hạnh phúc, nhưng cuộc đời người phụ nữ lại gặp phải rất nhiều bất hạnh, ngang trái. Đó là người phụ nữ không thể tự quyết định số phận của mình:
“Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
Cuộc đời họ, nổi nênh, vô định, họ đi đâu về đâu họ không thể biết, chữ “mặc dầu” thể hiện thái độ buông xuôi, đó cũng là lời than não nùng cho số phận nổi trôi. Không chỉ vậy, họ còn đau khổ trong cô đơn lạnh lẽo trong cảnh “kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng” của kiếp lấy chồng chung. Có lẽ hơn ai hết, Hồ Xuân Hương là người thấu hiểu nhất của cảnh lấy chồng chồng, bởi vậy mà đã từng có lần mà cất tiếng chửi thật đanh thép mà cũng đầy đau đớn: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”.
Bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương lại đậm tô vào sự vất vả, cực nhọc của người phụ nữ khi phải gánh vác công việc gia đình, khi phải làm trụ cột trong nhà:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”.
Không gian buôn bán của bà Tú thật chật trội và nguy hiểm đó “mom sông” phần đất nhô ra ở bờ sông, gợi lên tư thế chênh vênh, có thể ngã nhào bất cứ lúc nào. Đêm hôm phải lặn lội nơi “quãng vắng”, hoặc phải chen chúc trong những “buổi đò đông” đầy bất trắc, nguy hiểm, đó là nơi người ta chen nhau, tranh cướp, giành giật nhau. Câu thơ đã tái hiện cuộc sống đầy gian truân, vất vả của bà Tú, đồng thời cũng khẳng định phẩm chất đẹp đẽ của bà: tảo tần, tháo vát để trang trải cuộc sống gia đình.
Qua những bài thơ trên, người đọc cảm thể cảm nhận đầy đủ, sâu sắc nhất những vẻ đẹp phẩm chất, cũng như nỗi bất hạnh trong cuộc đời họ. Từ đó càng trân trọng, cảm thông sâu sắc cho thân phận người phụ nữ xưa. Ngày nay, người phụ nữ đã được sống trong một xã hội bình đẳng, được tôn trọng, nhưng những vẻ đẹp phẩm chất của họ thì còn trường tồn mãi cùng thời gian.
Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 11 khác:
Dàn ý Hình ảnh người phụ nữ xưa qua bài Bánh trôi nước và Thương vợ
- Hình ảnh người phụ nữ thời xưa qua bài thơ Bánh trôi nước và Thương vợ (Bài văn mẫu 2)
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài Tự tình 2 và Thương vợ
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều