Top 2 Phân tích bức tranh mùa thu qua bài thơ Câu cá mùa thu (hay, ngắn gọn)
Đề bài: Phân tích bức tranh mùa thu qua bài “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến
Bài giảng: Câu cá mùa thu - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)
Viết về đề tài mùa thu đã từng có rất nhiều những thi nhân mặc khách như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du thả hồn mình với non nước mây trời nhưng phải đến Nguyễn Khuyến với chùm thơ thu thì cảnh thu mới thực sự hiện lên rõ nét có những đặc trưng của riêng nó. Đặc biệt là bài “Thu điếu” “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”. Bức tranh thu thanh bình, tĩnh lặng với những hình ảnh giản dị, mộc mạc mà có sức hấp dẫn riêng được thi sĩ đặc tả qua tám câu thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
Nếu như trong thơ Nguyễn Trãi cảnh thu vẫn là thu mượn với những hình ảnh ước lệ, tượng trưng thì đến Nguyễn Khuyến bằng tài năng của mình đã đưa thơ Việt Nam phát triển lên một bước mới gần với hiện thực, cụ thể và sinh động hơn trong bút pháp miêu tả. Mùa thu trong thơ ông là mùa thu của dân tộc, mùa thu của vùng quê chiêm trũng Bắc Bộ.
Mở đầu là khung cảnh mùa thu được hiện ra trước mắt với hình ảnh:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”
Cảnh thu được gói vào trong không gian eo hẹp và tĩnh lặng, ao thu bé tí nổi lên là chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Hai câu thơ gợi cho ta thấy một không gian thật nên thơ chữ tình để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả.
Nguyễn Khuyến tả cảnh thu không chỉ dừng lại ở đó mà còn miêu tả thật sinh động với hình ảnh “sóng biếc”, “lá vàng” có những chuyển động thật nhẹ nhàng, tinh tế. Cái động ấy càng tô đậm thêm sự tĩnh tại của cảnh vật với nghệ thuật lấy động tả tĩnh. Chữ “vèo” gợi ra cái thanh mảnh, mong manh của chiếc lá mùa thu nhưng có một sức hút làm nên đặc sắc nghệ thuật khiến cho Tản Đà phải tâm đắc, khâm phục. Ông thổ lộ một đời thơ ông mới có được một câu thơ vừa ý “Vèo trông lá rụng đầy sân”.
Nguyễn Khuyến như hóa thân thành nhà quay phim, tầm nhìn của ông như chiếc máy quay khi gần, khi xa, khi ở dưới mặt ao rồi lại quay đến tầm cao trên bầu trời hay là cả chiều sâu hun hút của ngõ trúc quanh co. Ngõ trúc là đặc trưng của làng quê Bắc Bộ. Phải là một con người có tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước đến vô cùng mới có được tầm nhìn bao quát đến từng chi tiết miêu tả cảnh thu. Màu xanh của da trời, màu xanh của trúc bao trùm lên sắc màu của không gian. Cảnh vật trở nên u tịch, cô liêu, hiu hắt với tính từ “vắng teo” tức là vắng tanh, vắng ngắt không một bóng người đồng thời cũng cho thấy sự thoáng đãng, trong lành của không gian nơi đây.
Cảnh thu trong bài thơ “Câu cá màu thu” là khung cảnh đẹp có sự vắng lặng, thanh bình. Mọi sự vận động đều trở nên rất nhẹ nhàng, chuyển động mà như có như không của sóng gợn, của lá thu duyên dáng bay trong gió. Con người ở đây cũng vậy không hề to lớn như những con người của thời đại với tư thế “hoành sóc” như trong “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão mà nó cô liêu, đơn độc nhỏ bé trong không gian:
“Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo”
Nguyễn Khuyến xuất hiện với tư thế ngồi bó gối buông cần thả câu toát lên vẻ trầm tư tạo nên một đường nét bất động trên nền bức tranh thu tĩnh lặng. Nhà thơ như mơ hồ giữa thực tại mà bất giác bị giật mình khi tiếng cá đớp động dưới chân bèo. Có thể nói âm thanh vang lên trên cái nền tĩnh động của không gian là nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật tả cảnh của nhà thơ. Con người và cảnh vật như hòa vào nhau làm một tạo nên một bức tranh thủy mặc đậm chất cổ điển. Cái tĩnh cái buồn ấy nó không chết lặng mà vẫn có sự trong sáng, thơ mộng và có sức sống bất diệt trong thơ ca.
Bài thơ “Câu cá mùa thu” đã đặc tả được bức tranh mùa thu của làng cảnh Việt Nam thật với tất cả những vẻ đẹp đơn sơ, bình dị đậm chất thôn quê được tái hiện qua lăng kính tâm hồn và thành công với nghệ thuật miêu tả tài tình của tác giả. Nguyễn Lộc đã nhận định: “Nói về thiên nhiên, trong văn học cổ có rất nhiều, tả cái đẹp của thiên nhiên mùa thu trong văn học cổ rất hay. Nhưng trước Nguyễn Khuyến chưa bao giờ có một thiên nhiên đậm đà phong vị của quê hương đất nước đến thế.”
Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 11 khác:
Dàn ý Phân tích bức tranh mùa thu qua bài thơ Câu cá mùa thu
Phân tích bức tranh mùa thu qua bài thơ Câu cá mùa thu (Bài văn mẫu 1)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều