Top 2 Phân tích hình ảnh ông Tú trong bài thơ Thương vợ (hay, ngắn gọn)



Đề bài: Phân tích hình ảnh ông Tú trong bài “Thương vợ” Trần Tế Xương

Bài giảng: Thương vợ - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

Quảng cáo

Trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam Tú Xương là nhà thơ viết về vợ nhiều nhất. “Thương vợ” là bài thơ thành công nhất trong mảng đề tài này của ông. Bài thơ đã khắc họa chân thực hình ảnh bà Tú một người vợ, người mẹ, người phụ nữ đảm đang, tháo vát, chịu thương chịu khó và giàu lòng hi sinh dành cho chồng con. Nhưng ẩn đằng sau đó là hình ảnh ông Tú mang trong mình nét đẹp nhân cách và tâm hồn. Một người chồng thương yêu, cảm thông và tri ân sâu sắc với vợ dám cất lên tiếng chửi đời, chửi mình và nhận khuyết điểm bản thân.

Tú Xương lấy vợ năm ông 16 tuổi, vợ ông là bà Phạm Thị Mẫn. Cuộc đời của Tú Xương là cuộc đời của một nghệ sĩ nhưng trước hết ông là một nhà trí thức phong kiến thuộc loại nhà Nho “Dài lưng tốn vải” phải sống nương tựa nhờ vào người vợ của mình. Mọi chi tiêu trong gia đình đều do một tay bà Tú lo liệu.

Quảng cáo

Trong sáu câu thơ đầu hiện lên là chân dung và nét đẹp phẩm chất của bà Tú. Công việc vất vả, gian truân “Quanh năm” buôn bán ở trên mảnh đất cheo leo, bốn bề bao quanh là nước đầy rẫy những hiểm nguy chốn “mom sông” để kiếm ăn “Nuôi đủ năm con với một chồng” gánh nặng gia đình đặt lên đôi vai người phụ nữ chân yếu tay mềm mà tấm lòng son sắt, kiên cường, bền bỉ. Chỉ một từ “đủ” đã nói lên được chất lượng và số lượng, đủ cơm ăn áo mặc cho cả một gia đình năm con, một chồng không phải là điều dễ dàng. Tú Xương phải là một người chồng thương vợ hết mực mới có thể dõi theo từng bước chân đi của vợ, quan sát được từng nét biểu cảm trên gương mặt bà Tú khi “lặn lội thân cò”, khi “eo sèo mặt nước buổi đò đông” Tú Xương đã mượn hình ảnh con cò và ý thơ trong ca dao “con cò lặn lội bờ sông” mà đặc tả sự vất vả của bà Tú. Sự cực khổ ấy được nâng lên thành một thân phận một kiếp người vì duyên nợ mà “Âu đành phận”, “năm nắng mười mưa dám quản công”. Câu thơ khiến cho ta nhớ đến câu ca dao:

    “Một duyên, hai nợ, ba tình

    Chiêm bao lẩn khuất bên mình năm canh”

Ngoài cái duyên cái nợ còn có cái tình cái nghĩa vợ chồng. Các số từ tăng tiến: một, hai, năm, mười càng thể hiện sức dồn nén, chịu đựng của bà Tú càng làm dâng lên nỗi lòng cảm thông, thương xót của Tú Xương dành cho vợ.

Tú Xương tuy chỉ xuất hiện gián tiếp ẩn sau hình ảnh bà Tú, nhà thơ không chỉ cảm phục, cảm thương và tri ân vợ mà còn mượn lời bà Tú lên án thói đời bạc bẽo “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc”, chính quan niệm lễ giáo phong kiến khắt khe về “Tam tòng tứ đức”, “Xuất giá tòng phu” là nguyên nhân sâu xa khiến cho bà Tú cùng với biết bao người phụ nữ xưa phải khổ cực, chịu nhiều cay đắng. Ông cũng tự trách, tự chửi bản thân mình “hờ hững cũng như không”, tự trách mình là kẻ ăn bám “Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ”. Ông không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm mà ông coi mình là món nợ đời “một duyên hai nợ” mà bà Tú phải gánh vác, duyên thì ít mà nợ thì nhiều. Ông tự trào bằng lối viết hóm hỉnh, độc đáo vừa là để ngợi ca công lao vợ vừa là chê trách, nhận khuyết điểm về bản thân mình. Một con người dũng cảm dám nhận ra sự thiếu sót, thiếu trách nhiệm của một người chồng đối với vợ “thưng đấu nhờ lưng một mẹ mày”, của người cha đối với con và trách nhiệm của người đàn ông đối với gia đình. Ông biết nhận lỗi, biết đền bù lại bằng những câu thơ tha thiết yêu thương chân thành khiến cho người đời chẳng hề trách móc mà cảm thông cho Tú Xương.

Quảng cáo

Ông không phải là một kẻ bất tài vô lương nhưng sống trong một xã hội chế độ phong kiến thối nát không biết trọng dụng nhân tài, giá trị của đồng tiền, danh vọng vùi lấp tài năng con người khiến cho Tú Xương lận đận khoa cử tám lần lều chõng đi thi trong suốt quãng đời ngắn ngủi 37 năm gói gọn trong ba việc đi học, đi thi và làm thơ.

Hình ảnh bà Tú trăm cơ nghìn cực cùng với tấm lòng yêu thương dành cho vợ đã trở thành nguồn cảm hứng trữ tình phong phú và hấp dẫn trong thơ ông. Bằng tài năng thi ca với sự cách tân mới mẻ trong ngôn ngữ, thi liệu và đề tài. Bài thơ “Thương vợ” đã thể hiện được ân tình sâu đậm và chân thành của nhà thơ đối với bậc hiền phụ đồng thời cho thấy tâm hồn nhân cách cao đẹp của Tú Xương luôn cởi mở, nhân hậu với những người thân yêu của mình với tài năng của một thi sĩ biết vận dụng sáng tạo lời ăn tiếng nói của dân gian kết hợp với ngôn ngữ bác học làm nên một bài thơ hay và sâu sắc.

Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 11 khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


thuong-vo.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên