Top 2 Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt cửu trùng đài (hay, ngắn gọn)



Đề bài: Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt cửu trùng đài

Quảng cáo

Từ một sự kiện có thật ở thế kỉ XVI dưới triều “Vua lợn” Lê Tương Dực được nhà văn tài ba Nguyễn Huy Tưởng hư cấu thành vở kịch “Vũ Như Tô” để lại cho độc giả nhiều suy ngẫm về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Trong đó đoạn trích “Vĩnh biệt cửu trùng đài” đã dùng ngôn ngữ hành động để khắc họa chân dung và tấn bi kịch của nhân vật chính. Ông là một người nghệ sĩ có tài năng, có hoài bão muốn dốc lòng cống hiến cho đất nước nhưng lại không hiểu được giá trị thực sự của nghệ thuật chân chính để rồi phải trả giá bằng tính mạng.

“Vũ Như Tô” là vở bi kịch lịch sử năm hồi viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long được Nguyễn Huy Tưởng tái bút vào mùa hè năm 1941, đoạn trích “Vĩnh biệt cửu trùng đài” thuộc hồi cuối của tác phẩm được coi là kịch tính, xuất sắc nhất.

Quảng cáo

Vũ Như Tô là nhà kiến trúc sư chân chính, tài giỏi có tài “Tranh tinh xảo với hóa công”. Ông đã xây dựng được nhiều công trình kiến trúc tuyệt mĩ có tiếng đến vua quan và bị Lê Tương Dực bắt xây dựng cửu trùng đài_nơi để vui chơi, hưởng lạc với cung nữ. Vốn là con người chín chắn, gắn bó với nhân dân dù bị ép buộc, dọa giết nhưng ông quyết không đem tài năng cống hiến cho hôn quân. Sau khi được cung nữ Đan Thiềm_con người ham mê cái đẹp của nghệ thuật thuyết phục lợi dụng tiền của và quyền lực vua chúa để xây dựng cho đất nước tòa lâu đài vĩ đại cho dân ta “nghìn thu còn hãnh diện” nên ông mới đồng ý làm nên cửu trùng đài.

Ông xây dựng nơi ấy không phải là để phục vụ cho tên bạo chúa xa hoa mà mong muốn một lòng cống hiến tài năng để có một công trình kiến trúc tuyệt mĩ cho đất nước. Một người nghệ sĩ tài ba hiện thân cho khao khát và đam mê sáng tạo cái đẹp. Nói đến đây ta chợt nhớ đến Huấn Cao và Viên quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân cũng yêu thích cái đẹp nghệ thuật như ông. Vũ Như Tô luôn mong muốn được thực hiện hoài bão lí tưởng “Điểm tô đất nước, xây cho nòi giống một tòa đài hoa lệ, thách cả những công trình trước sau, tranh tinh xảo với hóa công”. Ông là một con người có tài năng hiếm có, khó để tìm được Vũ Như Tô thứ hai.

Ông cũng có một tấm lòng ngay thẳng, không sợ cường quyền, không sợ chết, không hám danh hám lợi. Lúc trước một mực kiên quyết không chịu xây cửu trùng đài theo lời bạo chúa dù cho bị đe dọa đến tính mạng. Khi được nhà vua thưởng vàng bạc, ngọc lụa ông cũng đem chia cho thợ. Khi quân tạo phản sắp kéo vào biết bao nhiêu lần nhiêu lượt Đan Thiềm thúc giục chạy trốn nhưng ông cả một lòng ở lại nguyện gắn bó với cửu trùng đài_công trình kiến trúc quý hơn sinh mạng của mình. Khi bị chúng bắt chỉ mong được phân trần với chủ tướng để họ thấy nguyện vọng và tấm lòng chân chính của mình. Cửu trùng đài bị phá hủy ông sống cũng không còn ý nghĩa. Con người ông nguyện một lòng cống hiến vì nghệ thuật.

Tuy là say mê cái đẹp nhưng ông mù quáng và chìm đắm trong nó mà không nhận thức được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ vua chúa ăn chơi xa xỉ, chỉ lo hưởng thụ bóc lột ức hiếp dân đen thì cái đẹp nghệ thuật lúc này xây dựng nên không phù hợp, nó trở thành phù phiếm, xa hoa nó giống như “bông hoa ác” làm hao tổn ngân khố, cướp đi bao nhiêu sinh mạng, đẩy dân đen vào cảnh lầm than cùng cực bởi tô thuế ngày càng tăng cao, biết bao con người phải phu lao phục dịch ngày đêm, biết bao gia đình tan cửa nát nhà mẹ già mất con, vợ hiền mất chồng, con thơ mất cha. Những người thợ bỏ trốn thì Vũ Như Tô thẳng tay hạ chém. Chính ông là người đã tiếp tay cho bọn vua chúa tàn bạo dù cho lí tưởng của ông là cao cả, dù cho ông muốn làm đẹp cho đất nước nhưng ông quên mất rằng cái đẹp phải gắn với hiện thực. Ông chỉ đứng trên lập trường của người nghệ sĩ mà ngó lơ trước hoàn cảnh của nhân dân, ông vì cái đẹp mà quên mất cái thiện.

Quảng cáo

Vũ Như Tô vì mù quáng chìm đắm trong ảo vọng về công trình kiến trúc quên đi hiện thực nghiệt ngã cùng cực mà nhân dân chịu khổ nên đã gây nên bi kịch cho ông ở cuối tác phẩm. Ông không thể tỉnh mộng, không thể thoát ra khỏi trạng thái mơ màng với công trình nghệ thuật có phầnviển vông, cũng không tin được rằng lí tưởng của mình lại trở thành tội ác của dân chúng. Sự đau đớn của ông bị nhân lên gấp bội khi chứng kiến cửu trùng đài bốc cháy đùng đùng, tiếng kêu chua chát: “Đốt thực rồi! Đốt thực rồi! Ôi đảng ác! Ôi muôn phần căm giận! Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan thiềm! Ôi cửu trùng đài” và cái chết là cái giá mà ông phải trả cho mộng tưởng hão huyền. Phải chăng đúng như câu nói của Nguyễn Du ở cuối Truyện Kiều:

    “Có tài mà cậy chi tài

    Chữ tài liền với chữ tai một vần”

Vũ Như Tô là con người có khát vọng nghệ thuật chân chính xuất phát từ thiên lương của một nghệ sĩ yêu mến cái đẹp và từ tấm lòng của người con yêu nước muốn đem tài năng cống hiến, điểm tô cho vẻ đẹp dân tộc nhưng đáng tiếc thay con người ấy, tài năng ấy lại đặt không đúng nơi, đúng thời và xa rời thực tế khi chà đạp lên tính mạng và quyền lợi của nhân dân. Để rồi cha đẻ của cửu trùng đài phải trả giá bằng tính mạng cho đứa con tinh thần.

Nếu như Vũ Như Tô là người có cái tâm một chút thì sẽ không gây nên thảm họa cuộc đời của ông về sau bởi đúng như Nguyễn Du đã từng nói:

    “Thiên căn tại ở lòng người

    Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”

Vũ Như Tô vừa là tội nhân, vừa là nạn nhân trong việc xây dựng cửu trùng đài. Tội nhân vì thực thi mệnh lệnh của hôn quân dù cho đó là lợi dụng để điểm tô cho dân tộc, nạn nhân vì lí tưởng hóa mong muốn của bản thân và mâu thuẫn giữa nghệ thuật với hiện thực cuộc sống. Bi kịch của Vũ Như Tô minh chứng cho quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh đáng trân trọng và tôn thờ hơn rất nhiều lần nghệ thuật vị nghệ thuật.

Như vậy với lối sử dụng ngôn ngữ kịch tính một mặt thể hiện được mâu thuẫn xung đột trong thời phong kiến thối nát, một mặt khắc họa được tính cách, phẩm chất của Vũ Như Tô_nhà kiến trúc tài ba, có tâm huyết với nghề, với tác phẩm nghệ thuật nhưng đáng tiếc là không phù hợp với đời sống thực tế của nhân dân lao động.

Quảng cáo

Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 11 khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


vinh-biet-cuu-trung-dai.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên