Phân tích tác phẩm Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ (hay, ngắn gọn)
Đề bài: Phân tích tác phẩm "Xin lập khoa luật" trích Tế cấp bát điều của Nguyễn Trường Tộ
Nguyễn Trường Tộ đặt vấn đề phải lập khoa luật
Cách vào đề của Nguyễn Trường Tộ là trực tiếp, trực diện cốt để nêu bật tầm quan trọng của luật trong cuộc sống, vai trò của luật đối với bất kì ai - dù là người đó làm quan hay là dân thường: "Bất luận quan hay dân, mọi người đều phải học luật nước và những luật mới bổ sung thêm từ thời Gia Long đến nay". Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm kỉ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia : đất nước muốn tồn tại phải có kỉ cương, nhà nước muốn cai trị dân phải có uy quyền, thông qua các chính sách và pháp luật (chính lệch). Điều đó chứng tỏ luật bao trùm lên tất cả mọi lĩnh của đời sống xã hội cũng như cuộc sống của con người.
Do bản điều trần này, viết đệ trình lên vua Tự đức phải thuyết phục nhà vua cho mở khoa luật nên ông đã khéo léo làm một việc so sánh, đối chiếu giữa việc hành pháp ở các nước phương Tây văn minh với việc thực thi đạo tam cương ngũ thường, việc hành chính của sáu bộ ở nước ta thời đó. Theo Nguyễn Trường Tộ tam cương ngũ thường là xương sống của chế độ phong kiến, là đạo lớn nhất bao trùm mọi quan hệ xã hội và gia đình, mọi cách ứng xử giữa con người với nhau; lục bộ (sáu bộ) là cơ quan quyền lực trung ương của nhà nước phong kiến. Vì trong luật có đủ cả đạo tam cương ngũ thường, cả việc hành chính của sáu bộ cho nên nhà vua không có lí do gì mà lại không cho thành lập khoa luật để dạy luật cho người Việt Nam.
Vả lại, việc hành pháp lại tránh cho các quan thi hành luật pháp "không bị một bó buộc nào cả"; lúc cho nhà vua "không dự vào những việc ngũ hình để tỏ đạo nhân ái".
Việc đặt vấn đề trực tiếp, rõ ràng như thế làm người đọc (vua Tự Đức) hiểu ngay mục đích vấn đề mà người viết nêu ra trong bản điều trần, bước đầu đã được thuyết phục bởi lí lẽ cũng như thực tế mà người viết viện dẫn.
Nguyễn Trường Tộ phê phán Nho học truyền thống không có tác dụng bằng luật pháp
Việc phê phán Nho học, nho gia được triển khai ở mấy điểm như sau:
Thứ nhất, Nguyễn Trường Tộ thừa nhận "đạo làm người không gì lớn bằng trung hiếu, không gì cần thiết bằng lễ nghĩa". Nhưng điều đáng nói ở đây là, ông khẳng định như vậy để mà phủ định nó: đạo ấy muốn trở thành hiện thực phải có luật không thì chỉ là nói suông, "không làm cũng chẳng bị ai phạt, có làm cũng chẳng được ai thưởng"; các nhà nho học nhiều nhưng" mấy ai đổi được tâm tính, sửa được lỗi lầm?"
Để thuyết phục nhà vua, Nguyễn Trường Tộ dẫn lời của chính Khổng Tử - ông tổ của Nho học - để chứng minh cho sự phê phán của mình là đúng: "Ta chưa hề thấy ai nhận được lỗi mình mà biết tự trách phạt". Đúng là Nho học truyền thống không có tác dụng như luật. Vì vậy, xã hội đã đến lúc cần phải có luật pháp để "cứu nước giúp đời".
Thứ hai, Nguyễn Trường Tộ cho rằng vua chúa thống trị là nhờ hiểu luật chứ đâu chỉ vì xem các sách vở của nho gia xưa để lại. Theo ông, họ không "phụ thuộc" vào sách vở; các vua chúa chỉ tham khảo thôi chứ dùng để trị dân sao được. Bởi vì, sách vở chỉ là các " sự tích chính sự thời xưa của cổ nhân", "những bài luận hay ho của người xưa", "những áng văn chương trau chuốt của chư tử", "những tiểu thuyết dã sử của những người hiếu sự", ... Tóm lại, sách vở nho gia " chỉ làm rối trí thêm chẳng được tích sự gì"!
Một lần nữa, ông lại dẫn lời Khổng Tử để làm sáng tỏ quan điểm của mình vừa nêu: "chép những lời nói suông chẳng bằng thân hành ra làm việc". Mà muốn làm việc phải có luật. Về vấn đề này, ông nêu lên tình trạng đáng buồn của phần đông các "con dân" nơi cửa Khổng sân Trình thời đó : suốt đời học chữ thánh hiền nhưng cư sử "còn tệ hơn những người quê mùa chất phác".
Cách lập luật của Nguyễn Trường Tộ tỏ ra rất sắc sảo, chặt chẽ; luận điểm rõ ràng, luận chứng và luận cứ có sức thuyết phục, có tính chiến đấu cao, bộc lộ tâm huyết của một nhà trí thức thiết tha với công cuộc đổi mới đất nước ở nửa sau thế kỉ XIX.
Nguyễn Trường Tộ khẳng định sự thống nhất giữa đạo đức và luật pháp
Để chốt lại vấn đề đặt ra, sau khi lập luận rằng luật pháp có vai trò quan trọng trong việc điều hành chính sự, tổ chức xã hội, rằng Nho học đã tỏ ra không có tác dụng bằng luật, Nguyễn Trường Tộ nâng thành vấn đề quan hệ giữa đạo đức và pháp luật để giả định phản bác quan niệm "luật chỉ tốt cho cai trị chứ không có đạo đức". Theo ông, luật đâu chỉ là chính trị, đâu "chỉ tốt cho việc cai trị", mà luật còn là " đức", là cái đức "chí công vô tư", là "đức trời", là"mở đạo làm người". Ông phản bác để mà khẳng định: "nếu tận dụng cái lẽ công bằng ở trong luật thì mọi quyền, pháp đều là đạo đức"; "trong luật cái gì cũng công bằng hợp với đức trời".
Nếu có đọc bản điều trần này thì đến đây, chắc Tự Đức sẽ an lòng, không lo việc lập khoa luật sẽ trái với "đức trời", với "đạo làm người" mà hàng nghìn năm bao đời vua đã cố công duy trì để thống trị xã hội phong kiến Việt Nam.
Tiếc rằng vua Tự Đức, triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ không chấp nhận. Bản điều trần số 27 cũng như các bản điều trần khác của Nguyễn Trường Tộ đều bị xếp lại.
Xin lập khoa luật là một trong những rất nhiều điều đề nghị của Nguyễn Trường Tộ để canh tân đất nước - để đưa xã hội Việt Nam vào luật pháp, đưa con người sống trong luật pháp nhằm góp phần làm cho Việt Nam thoát khỏi lạc hậu và hiểm họa mất nước. Bản điều trần số 27 biểu hiện tấm lòng yêu nước của một trí thức theo đạo Thiên Chúa đi trước thời đại, tiếp cận tư tưởng nhà nước pháp quyền, khát khao muốn đi đất nước đi lên theo hướng hiện đại, tiên tiến như các nước phương Tây khi đó. Tư tưởng pháp trị mà Nguyễn Trường Tộ trình bày trong bản điều trần vừa có ý nghĩa tiến bộ về luật pháp, vừa có ý nghĩa tích cực trong việc bảo vệ quyền lợi cho người dân thời đó. Cho đến nay, đều này vẫn còn nguyên giá trị.
Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 11 khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều