Top 2 Phân tích tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao (hay, ngắn gọn)
Đề bài: Phân tích tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao.
Bài giảng: Chí Phèo (Phần 2: Tác phẩm) - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)
Viết về đề tài người nông dân đã có rất nhiều nhà văn thành công trong đó có tên tuổi của Nam Cao với kiệt tác “Chí Phèo” tập chung khắc họa tình cảnh và số phận của nhân vật chính bị đẩy vào mức đường cùng, bị chà đạp tàn nhẫn mất nhân hình và nhân tính. Tác phẩm đã tố cáo hiện thực xã hội cũ và thể hiện tư tưởng nhân đạo, quan điểm nghệ thuật của nhà văn.
“Chí Phèo” được viết vào năm 1941 với cái tên là “Cái lò gạch cũ” dựa vào hình ảnh cái lò gạch bị bỏ hoang xuất hiện đầu và cuối câu chuyện cho thấy sự quẩn quanh bế tắc trong cuộc sống và số phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Nhan đề này thiên về sự bi quan, ảm đạm của nhà văn về đời sống và tiền đồ của nông dân nghèo. Sau đó nhà xuất bản đổi tên thành “Đôi lứa xứng đôi” hướng vào mối tình Chí Phèo-Thị Nở gây trí tò mò với người đọc. Đến năm 1946 Nam Cao lấy tên nhân vật đặt lại là “Chí Phèo” đây là sự lựa chọn thông minh và đúng đắn, mang dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Hoàn cảnh, số phận của Chí Phèo không phải là vấn đề của một tình huống cụ thể mà đó là hiện tượng phổ biến của bao người nông dân nghèo khổ trong xã hội cũ.
Câu chuyện “Chí Phèo” kể về cuộc đời và quá trình bị lưu manh tha hóa của nhân vật chính. Chí là một đứa trẻ bị bỏ hoang tại cái lò gạch cũ ở giữa đồng. Hắn lớn lên như cây như cỏ đi ở hết nhà này tới nhà khác. Bản chất vốn hiền lành lương thiện chỉ vì cơn ghen của Bá Kiến mà bị đẩy vào tù. Bảy, tám dưới chế độ cai trị tàn bạo của nhà tù phong kiến nửa thuộc địa làm cho tâm hồn Chí bị nhuốm đen, bị tha hóa mất hết tính người, ngoại hình bị biến dạng từ lời nói đến hành động, suy nghĩ không còn là anh canh điền chất phác. Ngày trở về làng hắn đã bị xã hội rạch nát cả bộ mặt người, bị quỷ dữ cướp đi linh hồn, bị bọn cường hào địa chủ tiêu biểu là cụ Bá hoàn thành nốt công đoạn cuối cùng biến hắn thành “con quỷ dữ”. Kể từ đó hắn bị mọi người ghẻ lạnh, xa lánh và gạch tên ra khỏi sự tồn tại của cộng đồng người làng Vũ Đại.
Mở đầu tác phẩm Nam Cao để cho nhân vật của mình xuất hiện một cách độc đáo ngất ngưởng trong cơn say cùng với tiếng chửi. Hắn chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi những đứa không chửi nhau với hắn, chửi cha mẹ đứa nào đẻ ra hắn. “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi”. Nhưng điều lạ ở chỗ hắn chửi nhưng không ai đáp lại, chỉ có tiếng chó sủa và tiếng chửi của một thằng say, mọi người đều nghĩ “Chắc hắn trừ mình ra”. Cách vào truyện gây tò mò, cho người đọc băn khoăn với những câu hỏi: Tại sao Chí lại chửi nhiều đối tượng đến thế? Tại sao lại có kẻ tha hóa đến vậy? và vì sao nó chửi mà không ai thèm chửi nhau với hắn? Nam Cao đau lòng nhận xét: “Giá hắn biết hát thì có lẽ không cần chửi”, nếu biết hát thì Chí không phải khổ, mọi người cũng không cần nghe tiếng chửi của Chí. Cách thu hẹp đối tượng chửi cho thấy hắn tỉnh chứ không phải là say, chửi là chửi tỉnh chứ không phải say vì rượu mà chửi. Hắn thấm thía nỗi đau bị ghẻ lạnh mà càng uống càng chửi thì càng chẳng có ai quan tâm để mắt đến hắn. Tuổi thơ Chí đã sống trong ghèo khó, bất hạnh không có tình thương để rồi giờ đây số phận hắn vẫn không thay đổi một giọt hạnh phúc hi hữu cũng không.
Chí luôn ở trong trạng thái say tỉnh bất phân vừa về hôm trước hôm sau đã thấy ngồi ngoài chợ uống rượu với thịt chó từ trưa đến xế chiều. Anh Chí xuất hiện với ngoại hình “đầu trọc lốc như thằng sắng cá! Cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết. Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngưc phanh đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế”. Từng chi tiết được Nam Cao miêu tả thật xác đáng, Chí Phèo hiện lên dưới ngòi bút ấy đúng chất của thằng đầu bò hổ báo. Cuộc đời của hắn với tâm hồn và nhân cách có lẽ bị biến dạng méo mó từ đây cho đến khi gặp được thị Nở.
Nam Cao lột tả cuộc đời Chí là “Một cơn say dài, và có lẽ hắn chưa bao giờ tỉnh táo, để nhớ rằng có hắn ở trên đời”. Lần say thứ nhất hắn xách chai đến nhà cụ Bá để rạch mặt ăn vạ, nhưng với một con người xảo quyệt, mưu mô mà thấu lòng đối phương như cụ anh Chí nhanh chóng bị hạ gục bởi mấy lời dụ dỗ ngon ngọt, chẳng biết có họ như thế nào với Lí Cường nhưng khi nghe Bá Kiến nói thế cũng thấy dịu dịu, nguôi ngoai cơn giận. Lần thứ hai hắn đến không gây gổ, ăn vạ mà dáng điệu hiền lành như cục đất, gãi đầu gãi tai xin cụ cho đi ở tù, hắn thấy đi tù sướng hơn nhưng thực chất là đòi miếng cơm, tấc đất. Mục đích và yêu cầu ấy thật chính đáng tuy nhiên lại bị tên địa chủ cường hào gian ác lợi dụng biến Chí thành tay sai đắc lực cho hắn. Kể từ đó Chí chìm đắm trong cơn say mà khi say hắn có thể làm bất cứ thứ gì mà người khác sai bảo. Chí là con quỷ thực sự “Hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện” tất cả dân làng đều sợ hắn, người ta đều tránh mặt khi hắn qua. Chị Dậu nghèo đói không có tiền nộp sưu cho chồng phải bán con bán chó nhưng không bán nhân phẩm. Còn Chí bán cả linh hồn cho quỷ để rồi bị cự tuyệt quyền làm người đến xót xa.
Như vậy cuộc đời của Chí Phèo đến đây có thể thấy rõ được hiện thực xã hội ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng, Nam Cao đã khẳng định một sự thật đau đớn mà người nông dân lương thiện bị chà đạp về tinh thần và bị bóc lột về thể xác đến cùng cực khiến cho họ trở thành con người bị lưu manh, tha hóa.
Tuy nhiên Nam Cao không để cho nhân vật của mình mãi chìm đắm trong cơn say, với tấm lòng nhân đạo ấy ông đã cho Chí Phèo có năm ngày hạnh phúc, được sống là con người đúng nghĩa. Sau khi gặp thị Nở đây thực sự là lúc hắn từ một con quỷ dữ hồi sinh sống lại với kiếp người. Thị Nở chẳng có gì ngoài ngoại hình xấu xí ma chê quỷ hờn, cái mặt ả là sự mỉa mai của hóa công lại còn là dòng giống con nhà mả hủi, nghèo và ngẩn ngơ nhưng con người ấy lại có một tấm lòng ấm áp, có sự cảm thông và quan tâm chân thành với Chí Phèo. Hai con người bị cô lập trong chính xã hội loài người tìm về được với nhau, đồng điệu trong tâm hồn.
Sáng hôm sau tỉnh dậy đây là lần đầu tiên từ khi trở về hắn hết say và tỉnh táo. Chí cảm nhận được tiếng gọi tha thiết của cuộc sống: tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng của người đi chợ nói chuyện với nhau. Cảnh tượng ấy khiến Chí nhớ về ngày xưa khi còn là anh canh điền hiền lành cũng đã từng có một thời mơ ước “Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. chúng lại bỏ con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. Đó là một ước muốn nhỏ nhoi, bình dị như bao người nông dân nghèo khó. Hắn cũng nhìn thấy được tương lai của bản thân là bệnh tật và cô đơn. Hắn chưa bao giờ tỉnh để nghĩ về điều đó giờ đây đã thực sự nhận thức được hoàn cảnh của bản thân mình.
Bát cháo hành của thị khiến cho Chí cảm động vô cùng hắn hết ngạc nhiên đến khóc vì trước giờ không có ai cho không hắn cái gì, hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi tay một người đàn bà như thế. Cứ vậy chúng thì thầm, chúng bẽn lẽn tỏ tình với nhau “Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?”, “Hay mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui” và chúng có năm ngày hạnh phúc ngắn ngủi cùng nhau. Trong con mắt của kẻ say tình thấy thị Nở xấu vậy mà cũng có duyên vô cùng “xấu mà e lệ cũng đáng yêu”, còn thị thấy Chí không hề đáng sợ thậm chí là còn thấy hắn hiền và đáng thương. Khi ấy Chí khao khát được hoàn lương, khao khát được sống bình yên với thị, muốn làm hòa với mọi người và thị Nở là cầu nối để hắn hòa nhập với xã hội, thị là người mở đường cho hắn. Bao nhiêu hi vọng, niềm tin, khao khát hắn đặt vào ở thị. Nhưng tiếc thay cho đôi tình nhân thị lại là người dở hơi đem câu chuyện của mình về xin ý kiến bà cô và tất nhiên bà ta không đồng ý mà dùng những lời cay nghiệt, xỉa xói thị. Đến nhà Chí ả vứt lại tất cả những lời nói ấy, sự tức giận ấy vào mặt hắn. Hắn đã chính thức bị cự tuyệt quyền làm người bởi định kiến xã hội, đến cả thị người duy nhất hiểu và cảm thông, chấp nhận hắn cũng gạt tay hắn ra, ngoay ngoáy cái mông đít đi ra về. Chí rơi vào bế tắc, tuyệt vọng hắn lại tìm đến rượu nhưng càng uống càng tỉnh, càng tỉnh lại càng đau khi ý thức rõ được hoàn cảnh của bản thân. Chí Phèo thực sự tỉnh để nhận diện rõ kẻ thù của mình là Bá Kiến để rồi dẫn đến hành động hắn cầm dao đâm chết cụ Bá và tự sát khi tiếng kêu đòi làm người lương thiện vẫn vang vọng trong đau đớn, xót xa: “Tao muốn làm người lương thiện!”, “Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những mảnh chai trên mặt này?” Chí chết vì ý thức nhân phẩm đã trở về, hắn không thể chấp nhận kiếp sống thú hoang nên cái chết là lựa chọn đúng đắn và hợp lí nhất. Hành động đó không phải là giết người trong vô thức, cũng không phải là vụ giết người cướp của của gã Chí Phèo lưu manh thực hiện mà đó là hành động của sự thức tỉnh về quyền sống, quyền làm người của nông dân khi đã bị dồn nén quá mức uất ức vùng lên.
Chí Phèo chết nhưng chưa hết chuyện. Khi nghe tin hắn chết dân làng kéo nhau đến xem có biết bao lời bàn tán, trong đó cũng có thị tới, thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và “thấy thoáng hiện ra cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại”. Phải chăng vẫn cứ quẩn quanh trong sự tồn tại ấy, nếu chế độ xã hội không thay đổi thì hết Chí Phèo bố sẽ có Chí Phèo con và còn biết bao nhiêu thằng như Chí Phèo, Năm Thọ, Binh Chức rồi cũng sẽ xuất hiện “tre già măng mọc” thể hiện cho quy luật xã hội “Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”.
Từ hình tượng nhân vật Chí Phèo mà nhà văn khắc họa trong tác phẩm toát lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Một mặt vừa phê phán, lên án tố cáo xã hội phong kiến nửa thuộc địa tàn ác, dã man đã nhẫn tâm đẩy người nông dân vào đường cùng, bị dồn nén xuống tận đáy của xã hội. Một mặt cảm thương, xót xa cho số phận người nông dân nghèo. Đồng thời Nam Cao cũng khẳng định bản chất lương thiện và khao khát hạnh phúc là bản tính tự nhiên tốt đẹp của con người không có thế lực tàn bạo nào có thể hủy diệt nó, ngay cả khi con người ta bị tha hóa, bị đẩy vào con đường lưu manh thì bản tính ấy chỉ tạm thời bị lắng xuống chứ không bị mất đi, nó như ngọn lửa cháy âm ỉ dưới lớp tro tàn nguội lạnh chỉ cần gặp được ngọn gió tình người ấm áp sẽ lại bùng cháy một cách mãnh liệt.
Nam Cao cũng viết về đề tài người nông dân như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan và bao nhà văn hiện thực khác nhưng ông không đi sâu vào nạn sưu thuế, nạn chiếm đoạt ruộng đất, nạn tô tức… mà chủ yếu đi vào khai thác cuộc sống của người nông dân nghèo bị bạo lực, bị xã hội phi nhân tính tàn phá về tâm hồn và nhân cách. Truyện ngắn “Chí Phèo” là một kiệt tác, tác phẩm có giá trị đóng góp cho bộ mặt của người nông dân vào trong kho tàng văn học dân tộc. Dù trang văn đã khép lại bấy lâu nhưng người đọc vẫn nghe văng vẳng đâu đó tiếng kêu đòi làm người lương thiện của anh Chí và ám ảnh bởi chi tiết hắn giẫy đành đạch giữa bao nhiêu là máu tươi, mắt trợn ngược, mồm ngáp ngáp muốn nói nhưng không ra tiếng.
Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 11 khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều