Phân tích Triết lý nhân sinh trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu (hay, ngắn gọn)
Đề bài: Phân tích triết lí nhân sinh trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu
Bài giảng: Vội vàng - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)
Bài văn mẫu
Xuân Diệu là một nghệ sĩ tài năng đầy sáng tạo, có vai trò quan trọng trong quá trình hiện đại hóa thơ ca. Thơ ông là tiếng lòng của một con người luôn khao khát giao cảm với đời, say mê cái đẹp. Ông là nhà thơ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ. Một trong những bài thơ nổi tiếng được nhiều độc giả biết đến là “Vội vàng” thể hiện cái tôi cá nhân luôn khao khát tận hưởng cuộc sống, yêu đời mãnh liệt ẩn đằng sau tình yêu ấy là quan niệm triết lí nhân sinh sâu sắc về thời gian, tuổi trẻ, ccon người và vẻ đẹp cuộc sống được Xuân Diệu truyền tải từ bao đời nay vẫn còn nguyên giá trị.
Triết lí nhân sinh chính là những quan niệm có ý nghĩa đối với cuộc đời được mọi người đón nhận và tiếp thu một cách tích cực. Triết lí nhân sinh trong thơ ca được tác giả gửi gắm qua các hình ảnh thơ giàu giá trị, giàu cảm xúc nó không tự nhiên hiện lên mà ẩn ngầm sau lớp ngôn từ để người đọc tự phát hiện và tự chiêm nghiệm, khám phá.
Thứ nhất triết lí nhân sinh về thời gian. Nếu thơ xưa quan niệm thời gian là tuần hoàn, xoay vòng thì với Xuân Diệu đi ngược lại điều đó, ông cho rằng thời gian tuyến tính, một đi không trở về:
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”.
Xuân ở đây là chỉ mùa xuân của thiên nhiên đất trời và mùa xuân của đời người là tuổi trẻ. Mùa xuân của vạn vật năm lần bảy lượt đến rồi lại đi còn cuộc đời con người chỉ có một lần tồn tại, chẳng bao giờ thắm lại lần hai. Bởi “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”. Tác giả sử dụng nghệ thuật đối lập lấy thời gian vô hạn của vũ trụ đối với thời gian hữu hạn của đời người. Với cặp từ đối: tới-qua, non-già của hai câu thơ cho thấy tác giả đang tô đậm sự trôi chảy mất mát của thời gian. Nhà thơ cảm nhận thấy điều ấy ngay cả khi nó vừa mới bắt đầu “Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt”, xuân đến cũng là xuân đang qua, xuân còn non rồi cũng sẽ già, sự vật qua đi ngay cả khi nó đang hiện hữu trong cuộc đời và không có gì là tồn tại mãi mãi. Qua đó cho thấy thái độ trân trọng từng khoảnh khắc sự sống và không lãnh phí thời gian của tác giả. Đó là phát hiện mới mẻ, là quan niệm nhân sinh sâu sắc mà thi nhân muốn gửi gắm.
Thứ hai triết lí nhân sinh về tuổi trẻ. Với ông trong cuộc đời của mỗi con người khoảng thời gian hạnh phúc nhất, tươi đẹp nhất là những năm tháng tuổi trẻ ngắn ngủi, thời gian tuổi trẻ lại đẹp nhất khi có tình yêu đó mới là hạnh phúc đích thực con người. Nhà thơ nhận ra quy luật tồn tại, sự tàn phá khắc nghiệt của thời gian với vạn vật có sự sống nên nhà thơ nuối tiếc và thúc giục chúng ta hãy vội vàng lên đường, hãy đi để tận hưởng cuộc sống, để cho tuổi trẻ có ý nghĩa “Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm”. Hơn một lần ta bắt gặp lời gọi, lời hối thúc ấy của Xuân Diệu như câu thơ: “Mau với chứ vội vàng lên với chứ/ Em em ơi tình non sắp già rồi”. Lời giục giã sống vội ấy không phải là lối sống vị kỉ, chỉ biết tận hưởng thành quả của người khác mà theo quan niệm của ông sống vội là cuộc sống có ý nghĩa “Sống toàn tim! toàn trí! sống toàn hồn!/Sống toàn thân! và thức nhọn giác quan”, khi ấy con người ta biết tận lực cố gắng, tận hiến tài năng và tận tâm, tận hưởng vẻ đẹp tạo hóa ban tặng. Đó là cả sự sống mới bắt đầu mơn mở, là mây đưa và gió lượn, là cánh bướm với tình yêu, là non nước, cây cối và cỏ rạng… để rồi niềm say mê tận hưởng của con người ấy phải thốt lên rằng: “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”. Nhà thơ muốn chiếm trọn, muốn sở hữu, muốn hòa mình vào vẻ đẹp thiên nhiên đất trời. Tuy nhiên ngày nay có không ít bạn trẻ hiểu sai quan niệm sống vội của nhà thơ mà chạy theo cách sống vị kỉ cá nhân, chỉ thích hưởng thụ ăn chơi đua đòi mà quên mất cách lao động và cống hiến. Nhà thơ như nhắc nhở các bạn trẻ đừng bỏ lỡ, phí hoài thanh xuân tươi đẹp bởi những việc vô bổ. Hãy sống, hãy học, hãy làm, hãy vui chơi tận hưởng hết mình bởi “không cho dài thời trẻ của nhân gian” rồi đến một lúc nào đó “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi”. Khi còn trẻ không cố gắng thì về già suốt một đời còn lại chỉ sống trong nuối tiếc. Tuổi trẻ đừng dễ dàng bỏ rơi hạnh phúc thật sự. Đó là một triết lí nhân sinh ý nghĩa nhất mà Xuân Diệu muốn dành cho thế hệ trẻ như một lời nhắn nhủ, lời khuyên của tiền bối gửi đến hậu bối muôn đời. Chính điều đó mà Xuân Diệu được nhà phê bình văn học Hoài Thanh, Hoài Chân nhận xét: "Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới - nên chỉ những người còn trẻ mới thích đọc Xuân Diệu, mà đã thích thì phải mê”.
Vậy nguồn gốc triết lí nhân sinh của Xuân Diệu bắt nguồn từ đâu? Nhà thơ có được điều đó là từ tâm hồn yêu say mê, tha thiết vẻ đẹp của thiên nhiên, từ ước muốn “tắt nắng”, “buộc gió” để lưu giữ hương sắc đất trời trong khoảnh khắc hiện tại. Bởi thi nhân phát hiện ra vẻ đẹp tuyệt mĩ đang hiện hữu xung quanh ta mà chẳng cần phải thoát lên tiên như Thế Lữ mới thấy được. Trong con mắt của Xuân Diệu có một “bữa tiệc trần gian” đang mời gọi, nhà thơ lần lượt liệt kê những hình ảnh tươi đẹp của thiên nhiên trong bức tranh cuộc sống. Đó là ong bướm có tuần tháng mật, hoa của đồng nội xanh rì, lá của cành tơ phơ phất, có tiếng hót của chim yến chim oanh đang quấn quýt bên nhau… và còn bao điều tuyệt vời như thế nữa, nhìn thấy điều đó hiện lên nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã nghiêm khắc nhận xét: “Xuân Diệu đã đốt cảnh bồng lai, xua ai nấy về hạ giới”. Vẻ đẹp đơn sơ bình dị ấy không đặc trưng cho một địa danh hay vùng miền nào mà nó có ở mọi nơi. Như vậy triết lí nhân sinh thứ ba mà Xuân Diệu nêu lên trong tác phẩm là vẻ đẹp cuộc sống chẳng phải ở đâu xa, chẳng cần tìm kiếm ở nơi vời vợi mây trời, nó luôn quanh ta chỉ cần lắng mình phát hiện ra, cảm nhận và trân trọng từng khoảnh khắc ấy sẽ thấy giá trị của cái đẹp.
Đặc biệt nhất là vẻ đẹp của mùa xuân với chi tiết Tháng giêng được so sánh với cặp môi gần qua tính từ ngon “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Đây là một cách so sánh táo bạo, mới mẻ chỉ riêng Xuân Diệu mới có được ý thơ hay như thế. Nếu các nhà thơ trung đại luôn lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp con người còn Xuân Diệu thì lấy con người làm trung tâm cho vẻ đẹp của đất trời. Qua đó cho thấy triết lí nhân sinh thứ tư trong bài “Vội vàng” là Xuân Diệu luôn coi trọng và đề cao giá trị của con người.
Bài thơ không phải là giáo lí nhà Phật cũng không phải là báo cáo về triết học nhưng qua hồn thơ của Xuân Diệu nó thực sự để lại cho ta biết thêm về cuộc đời, biết phải làm sao để quý trọng thời gian, biết sống thế nào cho thực sự có ích, có ý nghĩa đặc biệt là đối với giới trẻ.
Như vậy qua bài thơ “Vội vàng” thi sĩ Xuân Diệu đã để lại cho ta nhiều điều đáng suy ngẫm về giá trị của thời gian, tuổi trẻ, con người và vẻ đẹp cuộc sống. Dù hồn thơ đã khép lại, hình hài của thi sĩ cũng đã về với đất mẹ nhưng triết lí nhân sinh ông gửi gắm cho bạn đọc vẫn vẹn nguyên ý nghĩa từ bao đời.
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều