Nghị luận Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau (siêu hay)
Đề bài: Trong cuộc sống hằng ngày, một số người hay nhắc đến câu tục ngữ: "Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau". Em hiểu câu tục ngữ ấy như thế nào?
Nghị luận Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau (siêu hay)
Trong xã hội có rất nhiều loại người. Bên cạnh những người tốt lấy lao động, cống hiến làm niềm vui, còn có không ít kẻ chỉ biết thủ lợi cho riêng mình, khi hưởng thụ thì có mặt trước nhưng lúc khó khăn, nguy hiểm thì tìm cách né tránh, đùn đẩy cho người khác. Cách sống cá nhân, ích kỉ ấy đã bị nhân dân ta phê phán qua câu tục ngữ: Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.
Nghĩa hiển ngôn của câu tục ngữ này tương đối dễ hiểu bởi nó nêu lên hai sự việc khá quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Thường thường nếu được mời đi ăn cỗ (dự đám giỗ, đám tiệc…), người đi trước (đến sớm) sẽ được chủ nhân mời ngồi chỗ tốt ở bàn trên, mâm trên, thức ăn đầy đủ, ngon lành. Ai chậm chân đến sau tất nhiên sẽ bị thiệt thòi. Còn lội nước đi sau để còn biết nông sâu ra sao mà tránh, vì đi trước sẽ không lường được nguy hiểm.
Nhưng ý nghĩa câu tục ngữ không dừng ở đó mà nó còn nêu lên quan điểm sống thực dụng ở những kẻ tham lam và ích kỉ. Khi hưởng thụ, họ sẽ có mặt đầu tiên để tranh giành quyền lợi, vơ vét phần hơn về mình. Khi cảm thấy có sự bất trắc, không thuận lợi cho bản thân thì né tránh, nhất là lúc gian truân, vất vả, hiểm nguy thì chẳng thấy mặt họ đâu.
Đây là quan điểm sống của những kẻ cơ hội chỉ muốn giành thuận lợi về mình và đẩy khó khăn, vất vả, thậm chí hiểm nguy cho người khác. Cách sống ấy đi ngược với đạo lí dân tộc. Chúng ta thử suy ngẫm xem: nếu ai cũng ích kỉ như vậy thì cuộc đời sẽ ra sao? Xã hội loài người được phát triển như ngày nay là do công sức của bao thế hệ xây dựng, vun đắp. Những sản phẩm vật chất, tinh thần to lớn là kết quả của mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu xương của nhiều người đổ xuống mới có được. Rõ ràng phải có cống hiến trước mới có quyền hưởng thụ.
Cách sống Ăn cỗ đi trước lội nước đi sau không phải là cách sống của con người chân chính. Nó chỉ là sự ranh mãnh, láu cá vặt dễ dàng đẩy người ta đến những hành vi tội lỗi như vô trách nhiệm, dối trá, lừa gạt… Những kẻ sống theo kiểu khó có thể làm nên sự nghiệp lớn vì thiếu hẳn nền tảng đạo đức là tấm lòng nhân ái, dám hi sinh vì người khác. Trước sau thì cái bản chất cơ hội, ích kỉ của họ cũng bộc lộ và họ sẽ bị dư luận lên án, bị mọi người xung quanh coi thường và xa lánh.
Vậy thì sống như thế nào là đúng đắn nhất?
Sinh thời, Bác Hồ đã dạy chúng ta cách sống: Mình vì mọi người, mọi người vì mình. Quan điểm này của Bác là sự kế thừa có sáng tạo quan điểm tiến bộ của Nguyễn Trãi – vị anh hùng dân tộc: Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc. (Lo trước mọi người, vui sau mọi người). Mình hãy cứ lo cống hiến cho quyền lợi chung trước đã thì mọi người tất sẽ quan tâm đến mình. Nếu ai cũng coi việc làm, cống hiến cho gia đình, xã hội là niềm vui, là hạnh phúc của bản thân, biết gắn quyền lợi cá nhân với quyền lợi của cộng đồng thì cách sống ích kỉ, tiêu cực sẽ bị đẩy lùi và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau là quan điểm sống thực dụng đến mức ích kỉ, không thể chấp nhận được. Thái độ của nhân dân ta đối với cách sống này là phê phán và lên án. Trong hoàn cảnh đổi mới hiện nay, đất nước và nhân dân đang rất cần đến đội ngũ đông đảo của những người dám nghĩ, dám làm, đi đầu trong mọi lĩnh vực khó khăn, gian khổ nhất. Đội ngũ ấy chính là lực lượng rường cột của đất nước – thế hệ thanh niên có đức, có tài. Mỗi chúng ta hãy tự rèn luyện cho mình một quan điểm đúng đắn về cống hiến và hưởng thụ, một lí tưởng sống đẹp để trở thành người hữu ích cho xã hội.
Tham khảo thêm các bài văn mẫu lớp 7: Văn nghị luận xã hội khác:
- Ý nghĩa câu ca dao "Bầu ơi thương lấy bí cùng, ..."
- Ý nghĩa câu ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng (Bài 2)
- Giải thích câu tục ngữ "Mất tiền là mất nhỏ, mất danh dự là mất lớn, mất can đảm là mất hết"
- Giải thích và chứng minh luận điểm "Lòng khiêm tốn có thể coi là ..."
- Người xưa từng nhắc nhở: "Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì ..."
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 7 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 7 và Những bài văn hay đạt điểm cao lớp 7.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều