Sơ đồ tư duy Sau phút chia li (dễ nhớ, hay nhất)
Sơ đồ tư duy Sau phút chia li (dễ nhớ, hay nhất)
Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa được kiến thức, nội dung các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 7, chúng tôi biên soạn bài viết Sơ đồ tư duy Sau phút chia li dễ nhớ, hay nhất với đầy đủ các nội dung như tìm hiểu chung về tác phẩm, tác giả, bố cục, dàn ý phân tích, bài văn mẫu phân tích, .... Hi vọng qua Sơ đồ tư duy Sau phút chia li sẽ giúp học sinh nắm được nội dung cơ bản của bài Sau phút chia li.
A. Sơ đồ tư duy Sau phút chia li
B. Tìm hiểu bài Sau phút chia li
I. Tác giả
* Tác giả:
– Đặng Trần Côn chưa rõ năm sinh, năm mất, quê ở làng Nhân Mục, nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội.
– Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII.
– Ông còn sáng tác thơ chữ Hán và viết một số bài phú bằng chữ Hán.
* Dịch giả:
- Đoàn Thị Điểm (1705-1748), một phụ nữ có tài sắc, người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc, nay là huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên.
II. Tìm hiểu chung tác phẩm
1. Thể loại:
- Nguyên tác: Ngâm khúc.
- Bản dịch: Thể thơ song thất lục bát.
2. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ:
- Hoàn cảnh: khi cuộc chiến tranh của nhà nước phong kiến đàn áp phong trào nhân dân.
- Xuất xứ: Trích trong “Chinh phụ ngâm khúc” (câu 53 đến câu 64)
3. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: (4 câu đầu): Nỗi trống trải của lòng người trước cuộc chia ly.
- Phần 2: (4 câu tiếp): Nỗi xót xa khi cách mấy nghìn trùng.
- Phần 3: (câu còn lại): Nỗi sầu thương trước cảnh vật.
4. Giá trị nội dung
Đoạn ngâm khúc cho thấy nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau lúc tiễn chồng ra trận. Nỗi sầu này vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa, vừa thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
5. Giá trị nghệ thuật
– Ngôn từ vô cùng điêu luyện.
– Sử dụng phép đối lập tài tình.
– Sử dụng nhiều hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng.
– Sử dụng điệp ngữ.
III. Dàn ý phân tích tác phẩm
1. Bốn câu thơ đầu: Hoàn cảnh đáng thương của người vợ tiễn chồng ra trận
- Chàng, thiếp: cách xưng hô thân mật, gần gũi, thể hiện cuộc sống vợ chồng yên ấm, hạnh phúc.
- Sử dụng hình ảnh đối lập:
+ Chàng đi – thiếp về.
+ Cõi xa mưa gió – buồng cũ chiếu chăn.
⇒ Chàng thì ra nơi chiến trận hiểm nguy, thiếp trở về với tổ ấm hạnh phúc cô đơn, từ đó, nhấn mạnh sự xa cách khắc nghiệt và hiện thực chia li phũ phàng.
- Hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng cho sự xa cách: mây biếc, núi xanh kết hợp với các động từ “tuôn”, “trải” làm cho nỗi buồn chia li trở nên da diết, dài rộng đến khôn cùng.
⇒ Bốn câu thơ đầu vẽ nên không gian rộng lớn, vô cùng, vô tận gợi nỗi buồn chia li, nỗi xót xa cô đơn khi hạnh phúc bị chia cắt.
2. Bốn câu tiếp theo: Nỗi xót xa khi cách mấy nghìn trùng
- Địa danh: Hàm Dương, Tiêu Tương – tượng trưng cho vị trí xa cách của hai vợ chồng.
- Nghệ thuật:
+ Đối lập: chàng ngảnh lại – thiếp trông sang
+ Điệp từ: Hàm Dương, Tiêu Tương
+ Đảo vị trí của hai địa danh
⇒ Nhấn mạnh nỗi sầu xa cách.
⇒ Trong bốn câu thơ này, nỗi buồn được tô đậm thêm, nỗi buồn chia li trở thành nỗi sầu muộn.
3. Bốn câu thơ còn lại: Nỗi sầu thương trước cảnh vật
- Nghệ thuật đối lập: Sự thương xót của người vợ ở nhà chờ đợi chồng:
+ Trông lại – chẳng thấy
+ Chàng – thiếp
- Điệp từ: cùng, thấy, ngàn dâu, ai
- Tính từ chỉ mức độ: xanh xanh, xanh ngắt
- Sử dụng động từ chỉ trạng thái “sầu” và câu hỏi tu từ
⇒ Nỗi buồn biệt li đã trở thành một nỗi sầu thương nặng trĩu trong tâm hồn người chinh phụ.
III. Bài phân tích
“Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn là một tác phẩm vô cùng có ý nghĩa, phản ánh nỗi mất mát, đau khổ của người chinh phụ có chồng ra chiến trận trong bối cảnh rối ren của thời đại nói riêng và nỗi đau thương mất mát của con người thời chiến nói chung. Đoạn trích “Sau phút chia li” trích trong khúc ngâm diễn tả nỗi nhớ da diết của người chinh phụ sau khi tiễn chồng ra lên đường ra “nơi binh đao loạn lạc”. Đọc đoạn trích, ta xót xa biết bao trước những ám ảnh cảm xúc mà con người phải gánh chịu bởi chiến tranh.
“Chinh phụ ngâm” được Đặng Trần Côn sáng tác vào khoảng thế kỉ XIII, tình hình đất nước lúc bấy giờ rất nguy nan. Chiến tranh loạn lạc kéo dài khiến cho cuộc sống của người dân lúc bấy giờ đầy khó khăn. Đàn ông trong nhà đều phải đi lính, vậy nên cảnh hạnh phúc gia đình chia cắt, vợ chia tay chồng, con chia tay cha. Đặng Trần Côn đã khắc họa lại cảnh người vợ phải tiễn chồng ra lính đầy bi thương:
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh
Hai câu thơ đầu như lời thuật lại về cảnh chia li đầy đau thương của đôi vợ chồng trẻ. Khi mà hạnh phúc chẳng được bao lâu đã rơi vào cảnh chồng nơi chiến trận không biết sự sống ngày mai thế nào, người vợ ở nhà cô đơn, mòn mỏi chờ chồng. Bút pháp đối lập “chàng thì đi” và “thiếp thì về” càng làm nổi bật sự chia ly. Họ chia li bởi không gian rộng lớn “tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh”, cho dù cố ngoái nhìn theo cũng không thể. Nỗi buồn của sự chia li ấy dâng đầy, tràn ra cả không gian rộng lớn. Xa cách nhau, họ vẫn cố nhìn lại để thấy được hình bóng thân quen bởi lần li biệt ấy có thể cũng là lần cuối cùng:
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
Chốn Hàm Dương, Bến Tiêu Tương đều là những địa điểm có thật, ở khoảng cách rất xa nhau. Nếu như ở những câu thơ trên thì khoảng cách giữa người chinh phu và người chinh phụ mới chỉ là sự ước lệ “ngàn núi xanh” thì ở những câu thơ này nó đã được xác định bằng vị trí địa lí. Nhưng cho dù sử dụng cách nói nào thì khoảng cách giữa họ cũng lên đến mấy trùng. Những hình ảnh sóng đôi chốn Hàm Dương- Bến Tiêu Tương rồi đến khói Tiêu Tương- bến Hàm Dương được tác giả sử dụng rất thành công. Chia xa trùng trùng, nỗi buồn cũng như trùng điệp.
Nếu ở khổ thơ trên, tác giả mới nói đến sự cách ngăn thì đến khổ này, sự cách ngăn đó đã là mấy trùng thăm thẳm. Có điều, sự chia li đã diễn ra trong khi tình cảm, tâm hồn vẫn gắn bó khăng khít. Nhà thơ không chỉ nói đến nỗi sầu chia li mà còn nói đến sự đời oái oăm, nghịch chướng: đôi vợ chồng trẻ muốn gắn bó mà không được gắn bó, không muốn chia li mà lại phải chia li. Càng dõi trông theo chồng, ước mong gặp mặt càng trở nên vô vọng. Còn đâu bóng dáng của người chồng thân yêu? Chỉ còn những ngàn dâu xanh xanh trải dài tít tắp đến tận chân trời như nỗi bi thương vô vọng không biết đến tận bao giờ:
Cùng trông mà lại cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Đến khổ thơ này không còn địa danh nào cả, chỉ có mỗi một màu xanh ngút ngát của ngàn dâu, do đó, ý niệm về không gian cụ thể không có mà chỉ gợi về một không gian bao la, mịt mờ. Trong khúc ngâm này nhà thơ một lần nữa sử dụng rất hiệu quả từ láy xanh xanh, nghệ thuật điệp ngữ thấy, xanh, ngàn dâu và câu hỏi tu từ ở cuối đoạn trích. Từ láy và nghệ thuật điệp ngữ dựng lên một không gian ngập tràn sắc xanh, trải dài đơn diệu. Không gian càng cao, càng rộng thì nỗi niềm cô đơn của con người càng tăng càng trĩu nặng, chất chứa thành khối “sầu” ở cuối khổ thơ. Câu hỏi tu từ khép lại khổ thơ nhưng không nhằm mục đích so sánh mà để nhấn mạnh, khẳng định nỗi buồn sầu, ai oán khôn nguôi đang chất chứa trong lòng nhân vật trữ tình.
Chinh phụ ngâm khúc được đánh giá là tác phẩm có nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ vào loại điêu luyện nhất trong lịch sử thơ ca Việt Nam từ trước tới nay. Qua đoạn trích trên đây, chúng ta có thể thấy được phần nào nỗi sầu chia li của người chinh phụ lúc tiễn chồng ra trận và tấm lòng của tác giả. Tác phẩm vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa, vừa thể hiện nỗi khát khao hạnh phúc lứa đôi.
V. Một số lời bình về tác phẩm
1. Tư liệu về nữ sĩ Đoàn Thị Điểm
Hồi bấy giờ ở làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì, Hà Nội ngày nay có cậu học trò là Đặng Trần Côn. Nghe tiếng bà Điểm, cậu bèn đến gặp và tặng một bài thơ. Bà xem xong cười mà bảo rằng: Trẻ con mới học đã biết gì!
Đặng Trần Côn tức giận ra về, quyết tâm học hành thật giỏi để trả hận. Đặng đã đào hầm dưới đất, đậy nắp lên trên, thắp đèn mà học. Vì hồi đó chúa Trịnh cấm ngặt mọi người không được đốt lửa ban đêm.
Quả nhiên sau thời gian miệt mài đèn sách, Đặng Trần Côn đã thi đỗ Hương Cống, nổi tiếng là người hay chữ đương thời. Ông đã sáng tác cuốn Chinh phụ ngâm bằng chữ Hán và được rất nhiều Nho sĩ ca tụng.
Lấy làm đắc ý, nhà thơ đưa sách đến cho bà Điểm xem. Quả nhiên, khi xem xong, nữ sĩ họ Đoàn thấy rất tâm đắc, thú vị. Bà đã dành tâm huyết để dịch tác phẩm này ra chữ Nôm. Nguyên bản chữ Hán của Đặng Trần Côn đã hay nhưng bản dịch của bà Điểm cũng hết sức thần tình. Chính vì thế, Chinh phụ ngâm đã trở nên một trong những tuyệt tác văn thơ của nước ta, được bao thế hệ thưởng thức, thẩm bình, được đưa vào chương trình văn học trong nhà trường, được người đời truyền tụng.
(Theo Quốc Chấn, Thần đồng xưa của nước ta, NXB Giáo dục, 1994)
Xem thêm sơ đồ tư duy của các tác phẩm, văn bản lớp 7 hay, chi tiết khác:
- Sơ đồ tư duy Qua đèo ngang
- Sơ đồ tư duy Bạn đến chơi nhà
- Sơ đồ tư duy Xa ngắm thác núi Lư
- Sơ đồ tư duy Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
- Sơ đồ tư duy Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 7 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 7 và Những bài văn hay đạt điểm cao lớp 7.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều